TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chủ nhật - 05/05/2024 20:36
TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
I. LÍ DO CẦN TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
- Ung thư đại - trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm 2022 của Globocan, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (9,3%) và thứ 4 về tỷ lệ t vong (8,5%) do ung thư.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp, có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ mắc chun theo tuổi là 10,1/100.000 dân, đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thư của cả 2 giới. Theo ghi nhận ung thư Hà Nội tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 7,5/100.000.
- Do sự phổ biến và tỷ lệ tử vong cao, tầm soát ung thư đại trực tràng từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh cũng như đóng vai trò sống còn trong việc cứu sống bệnh nhân. Bệnh ung thư đại trực tràng khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả rất tốt. Tỉ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân cao, trong đó có rất nhiều bệnh nhân có thời gian sống kéo dài thêm trên 10 năm. Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng ở giai đoạn muộn, ung thư đã di căn thì tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm xuống dưới 10%. Do đó, vấn đề tầm soát ung thư đại trực tràng và chẩn đoán sớm rất có ý nghĩa cho người bệnh, gia đình và xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

2.1. Xét nghiệm phân

  • Xét nghiệm tìm hồng cầu, phát hiện máu trong phân

2.2. Xét nghiệm về hình thái cấu trúc

Gồm 2 nhóm kỹ thuật:
  • Kỹ thuật nội soi: Nội soi ống mềm
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:
    • Chụp cắt lớp vi tính
    • Chụp cộng hưởng từ
Khi thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng, người thầy thuốc khuyến cáo nên kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh với nhau.

III. KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Ung thư Mỹ: người ở độ tuổi ngoài 30, kể cả nam và nữ, đặc biệt là những người trong gia đình có người thân mắc ung thư đại trực tràng, cứ mỗi 5 năm nên nội soi đại tràng/lần, nếu phát hiện polyp đại tràng thì cần cắt bỏ để phòng ngừa ung thư.
- Khi có triệu chứng: gầy sút nhanh, đau bụng, đầy tức bụng, đại tiện nát lỏng, phân có máu…có thể tiến hành xét nghiệm tìm máu trong phân, nếu dương tính sẽ tiến hành nội soi đại tràng toàn bộ.
- Ngoài ra hàng năm, chúng ta nên làm xét nghiệm phân tìm hồng cầu trong phân (bằng cách lấy 2 mẫu phân vào 2 thời điểm và gửi đến bệnh viện). Nếu xét nghiệm dương tính cho thấy có hồng cầu vi thể trong phân (loại hồng cầu mà mắt thường không nhìn thấy) thì cần tiến hành nội soi đại tràng ngay vì đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng sớm.
+ Đối tượng có yếu tố nguy cơ cao và có các đặc điểm sau: Có ít nhất 3 u tuyến; Có ít nhất 1 u tuyến lớn hơn 1cm; Có u tuyến nhú hoặc ống nhú; U tuyến có loạn sản độ cao; Polyp có răng cưa lớn hơn 1cm.
+ Thời gian nội soi lại có thể ngắn hơn nếu chất lượng của cuộc nội soi trước kém hoặc dấu hiệu nguy cơ cao hoặc một số đặc điểm của lần nội soi trước: cắt polyp không hoàn toàn, tình trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh tật
+ Nội soi tiếp trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân có ít nhất 5 u tuyến.
Theo khuyến cáo của Hàn Quốc những bệnh nhân soi lại sau 5 năm nếu như soi lần 1 không có polyp và nguy cơ thấp. Soi lại đại tràng 3 năm với đối tượng nguy cơ cao, trừ những trường hợp lưu ý nêu trên.
- Đối tượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã phẫu thuật
+ Bệnh nhân trước khi phẫu thuật chưa soi hết đại tràng, ví dụ: mổ do tắc ruột thì nên soi lại đại tràng sau 3-6 tháng.
+ Nếu bệnh nhân đã soi đại tràng, toàn bộ đại tràng trước phẫu thuật, cần soi lại sau 1 năm: nếu kết quả bình thường nên soi lại sau 3 năm nữa. Nếu kết quả soi lần 2 bình thường thì nên soi lại 5 năm/lần.
+ Xét nghiệm định kỳ CEA định kỳ 3-6 tháng/lần trong 2 năm, sau đó mỗi 6 tháng cho tới 5 năm. Chụp CT ngực, bụng và tiêu khung hàng năm trong vòng 5 năm
Tầm soát ở những đối tượng đặc biệt
+ Những người có tiền sử gia đình UTĐTT và polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng tầm soát khi 40 tuổi
+ Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP): Nội soi đại tràng 1-2 năm/lần bắt đầu từ năm 10 tuổi và liên tục ở những người mang gen đột biến. Cần tầm soát soi dạ dày khi polyp đại tràng xuất hiện hoặc khi 25-30 tuổi
+ Hội chứng Lynch (Ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền)
Nội soi đại trực tràng 1-2 năm/lần, năm 20-25 tuổi
Nội soi dạ dày từ 30 tuổi nhắc lại 2-3 năm/lần
+ Bệnh lý ruột viêm (IBD gồm viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn),  Hội chứng Peutz Jegherz, Hội chứng đa polyp thanh thiếu niên (JPS), Hội chứng đa polyp răng cưa (SPS): Nội soi đại tràng 1-3 năm/lần
IV. KẾT LUẬN
- Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.
- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tại tỉnh, có đầy đủ các phương pháp hỗ trợ bạn và gia đình tầm soát sớm các bệnh lý ung bướu nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng, giúp bệnh phát hiện tại giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Nguồn tài liệu
https://www.benhvien108.vn/tam-soat-va-sang-loc-ung-thu-dai-truc-trang-mot-so-thong-tin-can-luu
https://www.vinmec.com/vi/ung-buou-xa-tri/thong-tin-suc-khoe/co-nhung-cach-nao-tam-soat-ung-thu-dai-truc-trang

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa nội 2 - Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay9,115
  • Tháng hiện tại290,952
  • Tổng lượt truy cập12,223,245
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi