Các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị Ung thư tinh hoàn

Thứ ba - 16/03/2021 00:44

Các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa, phát hiện sớm

và điều trị Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh ác tính phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi là nỗi ám ảnh khó nói luôn rình rập nam giới.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm:

Người có tinh hoàn ẩn: Khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”. Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.

Có người thân trong gia đình( cha, anh, em trai) bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người nhiễm HIV: gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn

Tiền sử ung thư tinh hoàn: Khoảng 3% đến 4% người bệnh ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.

Chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng cao gấp 4 đến 5 lần so với đàn ông da đen và châu Á

Triệu chứng bệnh Ung thư tinh hoàn
 

2

Về lâm sàng: Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là người bệnh tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường

Ngoài ra, người bệnh còn có những triệu chứng:

- Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới

- Bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu

- Có thể nổi hạch vùng bẹn

- Có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng)

- Có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở… (do ung thư di căn).

Về cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu để phát hiện hàm lượng các chất có ở mức cao hơn bình thường khi có hiện tượng ung thư.

- Siêu âm ổ bung để phát hiện di căn hạch và các tạng trong bụng. Siêu âm bìu để phát hiện u và phân biệt với tràn dịch màng tinh hoàn.

- Chụp Xquang tim phổi; Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp bạch mạch: đánh giá tình trạng u và hạch.

- Sinh thiết: Một mẫu mô nhỏ được lấy từ vùng đích trong tinh hoàn và được kiểm tra xem khối u đó có ác tính (ung thư) hay lành tính (không ung thư) hay không.

- Ngoài ra còn có các xét nghiệm cận lâm sàng khác sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi trước trong và sau điều trị như:  Xạ hình xương, thận; Chụp PET/CT; Xét nghiệm các chất chỉ điểm u; Xét nghiệm sinh học phân tử

Điều trị ung thư tinh hoàn

Theo từng giai đoạn thể bệnh để áp dụng  các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp..

- Phẫu thuật cắt bỏ niệu đạo thường là phương pháp điều trị đầu tiên. Nếu được chẩn đoán và điều trị trong Giai đoạn I, phẫu thuật có thể là điều trị duy nhất cần thiết. Người bệnh vẫn còn một quả tinh hoàn cuộc sống tình dục và cơ hội sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng.

- Liệu pháp thay thế hormone: giúp duy trì chức năng tình dục và chức năng cương dương.

- Phẫu thuật hạch bạch huyết: Nếu ung thư đã đến các hạch bạch huyết, sẽ cần phải được phẫu thuật cắt bỏ. Điều này thường liên quan đến các hạch bạch huyết ở bụng và ngực. Đôi khi phẫu thuật hạch lympho có thể dẫn đến vô sinh.

- Xạ trị: Được sử dụng để ngăn ngừa tái phát ung thư. Bệnh nhân ung thư đã lan tới hạch lympho cần được xạ trị.

- Hóa trị: Thường được dùng khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Hoá trị liệu cũng được sử dụng để ngăn ngừa tái phát ung thư - để ngăn chặn ung thư trở lại.

Phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn

Cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm tinh hoàn ẩn cho trẻ. Với nam giớii trưởng thành cần biết cách tự khám tinh hoàn cho mình để phát hiện tinh hoàn ẩn và thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó, cần có cuộc sống tình dục lành mạnh tránh lây nhiễm HIV. Ngoài ra, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Các bước tự khám tinh hoàn mà nam giới trưởng thành cần biết

1

 

Bước 1: Đứng trước gương tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.

Bước 2: Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.

Bước 3: Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn, đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.

Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%. Do vậy, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Nguồn tin: Khoa Ngoại tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay11,305
  • Tháng hiện tại218,823
  • Tổng lượt truy cập11,143,830
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi