XỬ LÍ THOÁT MẠCH VỚI BỆNH NHÂN TRUYỀN HÓA CHẤT TĨNH MẠCH

Thứ sáu - 14/07/2023 02:30
XỬ LÍ THOÁT MẠCH VỚI BỆNH NHÂN TRUYỀN HÓA CHẤT TĨNH MẠCH
1.Cấu tạo chung của thành mạch
Thành động mạch và tĩnh mạch (TM) do ba lớp trong, giữa và ngoài tạo nên; thành mao mạch chỉ có lớp trong.

+ Lớp trong: là một lớp tế bào nội mô được giới hạn bên ngoài bởi màng ngăn chun trong.
+ Lớp giữa: dày nhất, do các sợi cơ trơn và các sợi chun tạo nên. Lớp này dày ở động mạch, mỏng ở tĩnh mạch. Tỷ lệ sợi cơ và sợi chun thay đổi theo đường kính động mạch: các động mạch lớn có nhiều sợi chun, ít cơ trơn; các động mạch càng nhỏ dần thì càng có nhiều cơ trơn, ít sợi chun. Sợi chun ở lớp giữa làm cho thành mạch có tính đàn hồi; sợi cơ trơn giúp thành mạch có thể co lại dưới sự kích thích của thần kinh giao cảm.
+ Lớp ngoài: là mô liên kết giàu sợi collagen và sợi chun, có mạch nuôi dưỡng và có các sợi thần kinh giao cảm vận mạch.

2.Định nghĩa thoát mạch
Thoát mạch là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da.
Thoát mạch trong khi truyền hóa trị là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa trị lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh.
3.Phân loại các thuốc hóa trị theo nguy cơ thoát mạch:
Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại tử khi thoát mạch thành 3 nhóm
- Nhóm chất không phỏng: ít gây tổn thương nhất: Endoxan, Carboplatin.
- Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch. Là 1 tác nhân có khả năng gây ra đau âm ỉ căng da và viêm TM ở ngay vị trí tiêm hoặc dọc theo TM có thể đi kèm hay không một phản ứng viêm: 5FU, Cisplatin, Etoposide
- Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da. Là 1 tác nhân có khả năng tạo bọng nước hoặc gây ra hủy hoại mô là những thuốc: Doxorubicin, Epirubicin , Vincristin

4. Xử lý khi thoát mạch
Bước 1: Dừng truyền thuốc, giữ kim luồn, kim tiêm tại chỗ và khóa chốt nhỏ giọt.
Bước 2: Cố gắng hút lượng thuốc ra càng nhiều càng tốt từ kim luồn bằng bơm tiêm 10ml. Những bệnh nhân có bỏng nước hoặc vùng thoát mạch lớn dùng kim số 16G hút dưới da nhiều vị trí quanh vùng thoát mạch. Tránh ấn trực tiếp lên vùng nghi ngờ thoát mạch.
Bước 3: Làm giảm viêm nhiễm bằng cách tiêm Dexamethazon pha loãng 4mg/ml, tiêm 2ml dưới da tại 4 điểm quanh vùng tổn thương.
Bước 4: Dùng bút dạ đánh dấu vùng thoát mạch và rút kim ra
Bước 5: Báo cho Bác sỹ biết và xin lời khuyên xử lý theo nhóm thuốc trị liệu.
Bước 6: Ghi chép đầy đủ về ADR của thuốc hoặc lỗi đã xảy ra khi dùng thuốc.
5.Theo dõi sau thoát mạch
- Nếu khối lượng thuốc bị thoát mạch ít, các triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần tiếp theo. Nếu thuốc thoát ra lan rộng, sâu thì đỏ da, đau, hoại tử, bong vảy và loét sẽ tăng lên và hoại tử vàng có thể xuất hiện trong vai tuần tới, khi đó có thể phải can thiệp ngoại khoa
- Những lần điều trị tiếp theo nên tránh những đường truyền tĩnh mạch trước đó bị thoát mạch, chưa hồi phục hoàn toàn.
6. Cách đề phòng và xử trí khi bị thoát mạch:
- Tiêm truyền càng xa các khớp càng tốt.
- Tránh những vùng có nhiều gân hay tổ chức thần kinh bên dưới.
- Truyền các TM lớn tránh các TM nhỏ mãnh.
- Các catheter, kim luồn đã sử dụng được 2 ngày không nên chuyền hóa chất.
- Không nên bơm thuốc vào ven mà phải thông qua một đoạn dây dẫn trung gian.
- Tiêm truyền càng nhanh, nguy cơ tai biến càng cao.

- Sau truyền hóa chất rửa ven bằng dung dịch đẳng trương từ 50-100ml.
- Nếu người bệnh kêu đau tại mạch máu đang tiêm truyền nên đổi sang vị trí khác.
- Khi phát hiện mạch bị vỡ, dù chưa xảy ra tai biến gì cũng phải đổi ngay sang vị trí khác.
- Không truyền tĩnh mạch lại TM đã bị chọc vỡ trước đó.
- Khi truyền hóa chất nhớ cố định các kim, và các dây dịch thật chắc tránh rơi ra khi bệnh nhân đi vệ sinh.
- Tốt nhất là nằm khi truyền hóa chất, tránh đi lại nhiều.

7. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi tốc độ truyền thuốc.
         Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường (như nôn, rét run, vã mồ hôi, khó thở, thuốc không xuống hoặc đau tức, phồng tại vùng truyền…) báo ngay cho điều dưỡng hoặc bác sĩ.
         Sau truyền hóa chất xong bệnh nhân có các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, ăn kém phải thông báo kịp thời cho điều dưỡng và bác sĩ biết để xử trí.

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa nội tổng hợp.:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay12,951
  • Tháng hiện tại291,906
  • Tổng lượt truy cập11,525,974
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi