Những điều cần biết về gây mê hồi sức

Thứ tư - 28/06/2023 22:50
Những điều cần biết về gây mê hồi sức
       Ít người biết được khâu gây mê quyết định rất lớn đến thành công của ca phẫu thuật. Người phối hợp các thuốc mê đủ tác dụng cho ca mổ mà không để thuốc mê gây hại cho bệnh nhân chính là bác sĩ gây mê. Hiện nay, vai trò của bác sĩ gây mê không còn giới hạn trong phòng mổ , mà còn điều trị đau sau phẫu thuật, đau mãn tính do ung thư, các liệu pháp truyền máu, liệu pháp hô hấp… Do đó các bác sĩ gây mê đã mở rộng cánh cửa ra khỏi bốn bức tường của phòng mổ.
       Trong ca phẫu thuật, bác sĩ gây mê chịu trách nhiệm đầu tiên về an toàn và khả năng sống của người bệnh. Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê và một điều dưỡng phụ mê, một chạy ngoài, một típ dụng cụ phục vụ ca mổ.
Vai trò của bác sĩ gây mê trước khi phẫu thuật
    Trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra, các bác sĩ gây mê sẽ khám tiền mê bệnh nhân. Mục đích của việc khám gây mê trước mổ để các bác sĩ gây mê nắm được tiền sử, bệnh sử, các kết quả cận lâm sàng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ gây mê sẽ đánh giá được các yếu tố nguy cơ có thể tác động bất thường trong cuộc mổ giúp bác sĩ vạch ra kế hoạch gây mê cụ thể cho từng ca bệnh để đảm bảo sự an toàn cho các cuộc phẫu thuật.

Khám tiền mê còn là cơ hội để bác sĩ gây mê tiếp xúc với người bệnh phẫu thuật, giải thích quá trình bệnh lý của bệnh nhân và những điều sẽ diễn ra trong phòng phẫu thuật. Nhờ vậy, các bệnh nhân sẽ hiểu rõ và giảm bớt căng thẳng, lo âu trước khi được tiến hành phẫu thuật.
Vai trò của bác sĩ gây mê trong quá trình phẫu thuật
Sau khi bệnh nhân được gây mê an toàn, bác sĩ gây mê lùi lại và đứng theo dõi phía trên đầu bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ gây mê vừa hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật vừa chịu trách nhiệm về chuyên môn như kỹ thuật, thủ thuật gây mê và chức năng sống của người bệnh.
      Ngoài ra, khoa gây mê hồi sức còn sử dụng các loại máy móc kỹ thuật cao như máy gây mê, máy thở, máy theo dõi các chức năng sống, các dụng cụ gây tê tủy sống, ngoài màng cứng, gây tê… Nhờ đó, gây mê hồi sức ngày nay đảm bảo an toàn cho bệnh nhân suốt ca phẫu thuật, từ những can thiệp như nội soi tiêu hóa, mổ u mỡ… đến những cuộc đại phẫu thuật phức tạp và thời gian phẫu thuật kéo dài.
            Sau cuộc phẫu thuật bác sĩ gây mê làm những gì ?
            Sau phẫu thuật, bệnh nhân chuyển sang phòng hồi tỉnh để chăm sóc hậu phẫu. Trong giai đoạn này các bác sỹ gây mê tiếp tục hồi sức, theo dõi sức khỏe người bệnh, đưa các chức năng sống của bệnh nhân trở về bình thường, thoát khỏi sự thay thế và hỗ trợ của máy móc.
Việc phục hồi sớm của bệnh nhân còn có sự đóng góp của bác sĩ gây mê. Kiểm soát tốt đau sau mổ sẽ giúp bệnh nhân vận động sớm, nhờ đó có thể phục hồi sớm sau mổ.
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay14,955
  • Tháng hiện tại67,570
  • Tổng lượt truy cập11,301,638
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi