VIÊM DA DO XẠ TRỊ

Thứ tư - 18/10/2023 22:26

I.TỔNG QUAN
Có khoảng 90% bệnh nhân xạ trị gặp vấn đề về viêm da do tia xạ, đặc biệt trên những bệnh nhân điều trị ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ, ung thư da, ung thư thực quản, ung thư phổi, sarcoma...Nguyên nhân tỷ lệ viêm da cao hơn trên những bệnh nhân này vì liều xạ vào da cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương da ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, khoảng 20-45% bệnh nhân xuất hiện tổn thương da mức độ nặng, bong vảy ướt hoặc loét da.
II. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Liên quan đến bệnh nhân
  • Vùng cơ thể bị chiếu xạ: Những vùng cơ thể khác nhau có sự nhạy cảm khác nhau với tia xạ, những vùng nhạy cảm tia xạ nhất là vùng cổ trước, các chi, ngực, bụng, mặt.
  • Các bệnh đi kèm và lối sống: Như béo phì, tình trạng dinh dưỡng kém, tiếp xúc mạn tính với ánh nắng mặt trời, và hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm da do xạ trị.
  • Bệnh nhân bị mắc một số bệnh di truyền liên quan đến khả năng sửa chữa AND bị suy giảm như: Hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi, hội chứng Gorlin hoặc khô da sắc tố có nguy cơ bị viêm da do xạ trị nghiêm trọng.
2. Liên quan đến điều trị
  • Tổng liều xạ lớn, phân liều cao, thể tích bề mặt da tiếp bị chiếu xạ lớn, các vùng nếp gấp da liên quan đến tăng nguy cơ của viêm da. Thêm vào đó, việc sử dụng các vật liệu Bolus nhằm tăng liều lên da trong một số trường hợp (ví dụ, ung thư da, tái phát tại sẹo mổ) cũng làm tăng mức độ viêm da.
  • Điều trị phối hợp một số thuốc hóa chất (ví dụ, anthracyclin, tanxan) hoặc thuốc nhắm trúng đích (EGFR) cũng làm tăng nguy cơ tổn thương da do tia xạ.
III. BIỂU HIỆN VIÊM DA DO XẠ TRỊ
  • Biểu hiện thay đổi theo các mức độ: Đỏ da, bong vảy, đau rát, bọng nước…
  • Viêm da mức độ nặng có thể xuất hiện ở một số trường hợp dẫn đến phải tạm ngừng điều trị để chăm sóc da, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý ĐỂ NGĂN NGỪA VIÊM DA DO XẠ TRỊ
  • Tránh mọi cọ sát, tác động cơ học mạnh vào vùng da bị chiếu xạ
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải mềm mại, không gây cọ sát da
  • Da vùng xạ trị có thể bị kích thích gây ngứa à không gãi, báo cho bác sĩ của bạn
  • Không sử dụng nước nóng hoặc quá lạnh để vệ sinh da vùng xạ trị
  • Không sử dụng xà phòng thông thường để vệ sinh da vùng xạ trị
  • Hạn chế tối đa để da vùng chiếu xạ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Thận trọng khi sử dụng các loại mĩ phẩm, sữa rửa mặt, kem cạo râu khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Sử dụng dao cạo râu điện thay cho dao cạo râu thông thường, tránh làm tổn thương da vùng xạ trị
  • Không chườm nóng hay chườm lạnh vào da vùng xạ
  • Không sử dụng băng dính vào vùng chiếu xạ khi chưa có ý kiến của bác sĩ
V. CÁC CHĂM SÓC DA VÙNG XẠ TRỊ
  • Bước 1: Làm sạch da vùng xạ trị 2 lần/ngày thật nhẹ nhàng bằng khăn chuyên dụng (mềm, không chứa cồn và chất tẩy rửa)
  • Bước 2: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm chuyên dụng được bác sĩ chỉ định
  • Khi bắt đầu điều trị, trước khi bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy giữ ẩm da hàng ngày với thuốc mỡ như A&D, Eucerin, Aquaphor, Biafene, hoặc Radiacare
  • Khi da bị hồng nhẹ, ngứa và rát hãy dùng sản phẩm như lô hội hoặc kem chứa hydrocortisol 1%. Thoa một lớp kem mỏng lên vùng bị ảnh hưởng 3 lần/ngày.
  • Khi da trở lên đỏ, đau rát, trợt, loét, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, có thể cần phải dừng tia xạ, chăm sóc tại chỗ tổn thương da.

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa xạ - Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi