ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN

Thứ năm - 07/09/2023 02:32
ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN

1. Định nghĩa: Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính trong điều trị ung thư. Nhưng một trong những tác dụng phụ của hóa trị là ảnh hưởng lên chức năng sinh sản, có thể gây vô sinh, điều này rất quan trọng đối với các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân trẻ tuổi.
2. Ảnh hưởng của hóa trị
2.1. Ở nữ giới:

Vô sinh tạm thời: kinh nguyệt có thể không đều hay không có trong suốt thời gian điều trị. Nhưng trở lại bình thường khi điều trị hóa trị kết thúc. Tình trạng này theo thống kê xảy ra đến hơn 30% ở tất cả bệnh nhân nữ bị mất kinh nguyệt do hóa trị và kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường sau 6 – 12 tháng.
Vô sinh vĩnh viễn: Một số loại thuốc hóa trị gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của buồng trứng, do đó sau khi điều trị, buồng trứng không còn hoạt động như bình thường nữa, do đó bệnh nhân không thể mang thai sau đó và có thể sẽ không còn kinh nguyệt. Tình trạng này thường liên quan đến hóa trị với liều cao và thường ảnh hưởng ở những bệnh nhân nữ lớn tuổi hơn là bệnh nhân nữ trẻ tuổi, nhất là những bệnh nhân nữ gần đến tuổi mãn kinh thì biểu hiện càng rõ hơn.
Mãn kinh sớm: Bệnh nhân có thể bị mãn kinh sau điều trị hóa trị cho dù chưa đến tuổi mãn kinh thông thường.
Một số triệu chứng của mãn kinh như:
+ Cơn nóng bừng
+ Khô da
+ Khô âm đạo
+ Giảm hứng thú trong tình dục
+ Thay đổi tâm trạng thất thường
Tùy thuộc vào loại ung thư, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng như mức độ các triệu chứng mãn kinh mà bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone thay thế để điều trị các triệu chứng trên. Liệu pháp hormone thay thế bắt đầu sau hóa trị, nhưng liệu pháp này không thể giúp buồng trứng hoạt động lại như cũ, nên không thể chữa trị được vô sinh với liệu pháp này.

2.2. Ở nam giới:

Một số loại thuốc hóa trị có thể làm:
- Giảm số lượng tinh trùng
- Giảm chức năng tinh trùng hay khả năng thụ tinh với trứng của tinh trùng.
Một số loại thuốc còn có thể ảnh hưởng lên thần kinh vùng cơ quan tiết niệu sinh dục gây ra một số vấn đề như rối loạn cương dương, giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục…Cũng như ở nữ giới, các tác dụng phụ này có thể chỉ là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên tác dụng phụ của hóa trị lên chức năng hoạt động tình dục thì ít khi xảy ra vĩnh viễn.
Để dự phòng tác dụng “đáng sợ” này của hóa trị, các bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân cũng như bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các mong muốn của bản thân trong tương lai. Hiện nay có nhiều phương pháp dự phòng vô sinh cho cả nam và nữ.
3. Một số lưu ý cho phụ nữ muốn mang thai khi điều trị ung thư
- Khi đang điều trị ung thư, bệnh nhân nên chủ động ngừa thai. Nếu chẳng may có thai khi đang điều trị, bệnh nhân phải báo với bác sĩ điều trị để bàn cách xử trí tốt nhất. Phần lớn các thuốc trị ung thư là các thuốc gây độc cho tế bào nên về lý thuyết, các thuốc này có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, may mắn là các nghiên cứu ghi nhận tình trạng thai nhi và em bé sau sinh vẫn không khác đáng kể so với các bé được sinh từ người mẹ khỏe mạnh. Về tỉ lệ sinh non và nhẹ ký có tăng nhẹ trong nhóm trẻ có mẹ bị ung thư nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.

- Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau điều trị. Các nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Sau 2-5 năm là khoảng thời gian phù hợp để chắc chắn ung thư không tái phát. Sau quá trình điều trị, trứng và các tế bào ung thư bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể, phải mất ít nhất 6 tháng để các yếu tố này ra khỏi cơ thể.
- Theo các nghiên cứu cho thấy việc mang thai sau kết thúc điều trị ung thư dường như không làm bệnh ung thư tái lại. Những người sống sót sau điều trị ung thư vú nên đợi ít nhất 2 năm trước khi quyết định mang thai. Bởi vì trong thai kỳ, một số hormone tăng lên có thể khiến các tế bào ung thư vú phát triển.
 - Những người mang thai sau khi điều trị ung thư nên dừng sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, việc dừng các loại thuốc như tamoxifen hoặc imatinib sẽ làm tăng nguy cơ ung thư quay trở lại. Những cặp vợ chồng muốn có con cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đưa ra các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản
Nguồn tài liệu tham khảo
1. Women’s fertility and chemotherapy. Cancer Research UK
2. Men’s fertility and chemotherapy. Cancer Research UK
3. https://www.cancer.net/survivorship/life-after-cancer/having-baby-after-cancer-pregnancy

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa nội tổng hợp.:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay8,063
  • Tháng hiện tại295,763
  • Tổng lượt truy cập11,529,831
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi