Nội soi tiêu hóa có gây mê – Giải quyết nỗi lo lắng của bệnh nhân

Thứ hai - 29/05/2023 04:53
Nội soi tiêu hóa có gây mê – Giải quyết nỗi lo lắng của bệnh nhân
 
Bệnh lý đường tiêu hóa đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Để chẩn đoán chính xác bệnh thì cùng với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh , nội soi đường tiêu hóa ngày càng cần thiết và có độ tin cậy cao trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên nhiều người bệnh cũng lo lắng và than phiền khi được chỉ định nội soi đường tiêu hóa vì những khó chịu mà nội soi gây nên như : nôn ọe, kích thích vùng cổ họng khi nội soi dạ dày, đau tức bụng , buồn nôn khi nội soi đại trực tràng …
Để giải quyết nỗi lo lắng ấy của người bệnh, bệnh viện Ung Bướu Bắc Giang đã triển khai nội soi gây mê
Phương pháp này có nhiều ưu điểm, đó là :
  • Hoàn toàn không đau, không gây kích thích, không có cảm giác khó chịu, đau tức bụng, ghê cổ …
  • Bệnh nhân không kích thích khi soi sẽ giúp các bác sĩ quan sát được kĩ hơn để phát hiện các tổn thương.
  • Thông qua nội soi gây mê các bác sĩ sẽ làm được các thủ thuật để điều trị như: sinh thiết , lấy dị vật, cắt polyp …
Nhược điểm : Nội soi gây mê được đánh giá là an toàn, ít biến chứng mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên bệnh nhân phải chi trả chi phí cao hơn thông thường , đôi khi phải làm thêm 1 số xét nghiệm và điện tim nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê. Ngoài ra, phương pháp này cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ gây mê, vì có thể xảy ra 1 số phản ứng phụ với thuốc mê.
Chỉ định, chống chỉ định:
Hầu hết các trường hợp đều có thể nội soi tiêu hóa gây mê, trừ các trường hợp bệnh nhân từ chối nội soi hoặc gây mê , dị ứng với thuốc mê…
Một số trường hợp cân nhắc trước khi nội soi gây mê như:
  • Bệnh nhân quá già yếu trên 80 tuổi, suy kiệt nặng
  • Bệnh nhân trong tình trạng sốc, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thiếu máu nặng
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng
  • Bệnh nhân có thai
Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi nội soi gây mê:
  • Trước khi nội soi tiêu hóa có gây mê, bệnh nhân sẽ được khám tiền mê để đánh giá tổng quát và lên phương án gây mê phù hợp.
  • Đối với nội soi dạ dày có gây mê: Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi, không sử dụng thức uống có màu ( nước có gas, cà phê …)
  • Đối với nội soi đại trực tràng có gây mê : bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch ruột theo hướng dẫn.
  • Bệnh nhân cần có người nhà đi cùng để kí cam kết gây mê và chăm sóc bệnh nhân sau khi kết thúc thủ thuật.
  • Kết thúc nội soi : Bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi tại phòng hồi tỉnh đến khi tỉnh hẳn . Bệnh nhân chỉ được ăn lại sau gây mê 3 giờ , không được điều khiển xe ít nhất 2 giờ sau nội soi.





 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay14,823
  • Tháng hiện tại269,652
  • Tổng lượt truy cập11,194,659
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi