U tuyến nước bọt: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Thứ tư - 26/04/2023 22:13
U tuyến nước bọt: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
1. U tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ u tuyến nước bọt
Những hiểu biết về bệnh sinh u tuyến nước bọt còn hạn chế, tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố nguy cơ được đề cập tới đó là: phóng xạ, lạm dụng thuốc lá, rượu, các hóa chất công nghiệp, virus…
Có những bằng chứng cho thấy bức xạ ion hóa làm tăng nguy cơ phát triển u tuyến nước bọt. Ngoài ra, sự lạm dụng chụp Xquang nha khoa hoặc Xquang vùng đầu cổ có thể là yếu tố làm thúc đẩy quá trình khởi phát khối u.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn nhắc đến vai trò của tia cực tím trong bệnh sinh u tuyến nước bọt.
Nghề nghiệp có liên quan đến u tuyến nước bọt: khai thác mỏ amian, sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan, nghề hàn, chế biến gỗ. Ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng kém cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt.
https://soyte.hanoi.gov.vn/documents/5752409/6291070/0601061.jpg/e7365932-af9f-4ac6-bc15-b746bab51540?t=1641437260719
Hình ảnh tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
3. Dấu hiệu nhận biết u tuyến nước bọt
Triệu chứng u tuyến nước bọt thường nghèo nàn, biểu hiện là một khối u vùng dưới hàm, cổ (tuyến dưới hàm), ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai), khối sưng lên ở sàn miệng (tuyến dưới lưỡi). U tuyến nước bọt xuất hiện đã lâu, Tiến triển chậm Không đau, tuy nhiên khi xuất hiện đau ở vùng u lại là một triệu chứng gợi ý u ác tính.
Khối u có thể tăng kích thước nhanh do viêm nhiễm, chảy máu trong u.
- Đối với u lành tính: Biểu hiện u tròn, ranh giới rõ, mật độ chắc, di động; khi u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế; không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da.
- Đối với u ác tính: U cứng, chắc, ranh giới không rõ, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, xâm lấn da hoặc loét mặt da, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương.
https://soyte.hanoi.gov.vn/documents/5752409/6291070/0601071.jpg/70eb4d4d-849a-4437-9027-6b8c116ca86f?t=1641437261186
Khi xuất hiện khối u khối u vùng dưới hàm, cổ, ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai)... cần tới cơ sở y tế để khám.
4. Chẩn đoán xác định u tuyến nước bọt
- Siêu âm là một phương pháp dễ thực hiện, có giá trị cao trong chẩn đoán; góp phần khẳng định chẩn đoán lâm sàng, xác định vị trí u ở trong nhu mô hay ngoài tuyến, u đặc hay u nang, u hay là hạch.
- Chụp CT, CT sialography, MRI - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này mang lại rất nhiều thông tin trong việc đánh giá bệnh lý u tuyến nước bọt, mật độ, kích thước u, ranh giới, độ xâm lấn của u vào tổ chức xung quanh.
- Đối với u tuyến nước bọt, việc chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ thường được sử dụng. Phương pháp này góp phần chẩn đoán phân biệt viêm tuyến, khối u, các hạch lympho lân cận. Sự hiểu biết về tế bào học thông qua chọc hút kim nhỏ có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch điều trị.
5. Điều trị u tuyến nước bọt
Phương pháp điều trị tốt nhất với các khối u tuyến nước bọt là phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học. Việc cắt bỏ rộng đến đâu là do các type mô học và đặc điểm giải phẫu quyết định.
Trong nhiều trường hợp xạ trị là phương pháp chính để điều trị khối u nằm ở vị trí không thể thực hiện phẫu thuật hoặc được sử dụng hỗ trợ phương pháp phẫu thuật hay hóa trị.

Xạ trị là phương pháp chính để điều trị khối u nằm ở vị trí không thể thực hiện phẫu thuật.
6. U tuyến nước bọt có phòng ngừa được không?
Việc phòng ngừa bệnh u tuyến nước bọt cũng như các bệnh răng miệng thì việc hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích là cần thiết.
Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn.
Giữ ẩm miệng bằng nước hoặc kẹo không đường.
Bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước.
Cần thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những bất thường từ đó có thể được điều trị và tư vấn kịp thời.
Bên trên là những điều cần biết của U tuyến nước bọt, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe của mình, bạn cần thực hiện khám và xét nghiệm định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang. Ở đó sẽ có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại sẽ đảm bảo cho bạn kết quả nhanh chóng và chính xác.
Nguồn tin tổng hợp:



 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Giải Phẫu Bệnh- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay9,009
  • Tháng hiện tại224,449
  • Tổng lượt truy cập10,909,522
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi