THEO DÕI CƠ BẢN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC

Thứ hai - 28/11/2022 23:02
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
         Thuật  ngữ  monitor  bắt  nguồn  từ  chữ  monere  trong  tiếng Latin  có  nghĩa  là “cảnh báo”(to warn). Một trong những vai trò của các phương tiện theo dõi là để cảnh báo cho người làm công việc gây mê hồi sức về các thay đổi liên quan đến tình trạng bệnh nhân từ đó đưa ra các can thiệp điều trị phù hợp.
         Để đảm bảo mức độ an toàn cao cho bệnh nhân trong quá trình gây mê, hồi tỉnh, cũng như hồi sức, thực hành gây mê ít nhất phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản về theo dõi, bao gồm cả yếu tố con người và trang thiết bị. yêu cầu với người làm gây mê là phải hiểu rõ về các chỉ số cần theo dõi, biết cách vận hành máy theo dõi, chọn lựa theo dõi phù hợp với tình trạng bệnh nhân cũng như loại phẫu thuật, đồng thời có khả năng phân tích và giải thích các thông số thu thập được. Hiện nay tại Khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang có 13 nhân viên trong đó có 04 bác sĩ với 01 bác sĩ có trình độ sau đại học, đội ngũ kĩ thuật viên và điều dưỡng có trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy và tập trung vào chuyên ngành sâu. Có 03 phòng mổ với 03 máy gây mê hiện đại của các hãng nổi tiếng: Carestation 620  của Datex Ohmeda, Leon của Lowenstein có đủ các Mode thở, 06 Monitor theo dõi bệnh nhân có thể phục vụ cho quá trình gây mê và theo dõi các chỉ số liên tục chính xác trong cuộc mổ cũng như sau mổ cho bệnh nhân.
2.TIÊU CHUẨN THEO DÕI BỆNH NHÂN TRONG GÂY MÊ THEO ASA
        Theo quy định cúa ASA( Hội gây mê Hoa Kì) đưa ra từ năm 1986 thì theo dõi cơ bản trong gây mê phải đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau:
        - Tiêu chuẩn 1: có sự hiện diện của bác sĩ gây mê, y tá gây mê đa được đào tạo( có chứng chỉ hành nghề).Mục đích: để phát hiện và xử trí sớm các rối loạn liên quan đến cuộc mê, phẫu thuật và bệnh nhân.
        - Tiêu chuẩn 2: theo dõi thường xuyên và nhắc lại các thông số về oxy hóa(oxygenation), thông khí, tuần hoàn và thân nhiệt.
        Từ năm 1998: bắt buộc phải theo dõi ETCO2( nồng độ CO2 cuối thì thở ra) nếu gây mê toàn thân
        Các chỉ số cần theo dõi gồm:
        - Theo dõi hô hấp: về đường thở, tần số thở, độ sâu và kiểu thở, bão hòa oxy mao mạch( SpO2), ETCO2, màu sắc da niêm mạc.
        - Theo dõi tuần hoàn: tần số tim, nhịp tim, đo huyết áp động mạch, bắt mạch( tần số, độ nảy), màu sắc niêm mạc, thời gian làm đầy mao mạch.
        - Theo dõi thân nhiệt: nhiệt độ trung tâm và ngoại vi.
        - Một số theo dõi khác: mức độ mê(chỉ số lưỡng phổ), mức độ giãn cơ(kích thích thần kinh ngoại vi), phản xạ và trương lực cơ, vị trí và phản xạ đồng tử, lưu lượng nước tiểu.
          - Theo dõi và kiểm tra chức năng máy theo dõi, máy thở, áp lực và chất lượng các khí y tế, nồng độ thuốc mê đường hô hấp, các thông số về thể tích và áp lực máy thở. Cài đặt các giới hạn báo động hợp lý với các bệnh nhân cụ thể.
Đối với các trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý nặng hoặc yêu cầu của phẫu thuật, có thể áp dụng thêm một số theo dõi xâm lấn như huyết áp động mạch xâm lấn, …
3.ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI BỆNH NHÂN Ở PHÒNG HỒI TỈNH
          Bên cạnh việc tiếp tục các theo dõi cơ bản giống như trong phòng mổ, ở giai đoạn sau phẫu thuật có một số vấn đề cần lưu ý đánh giá là diễn biến tri giác( dựa vào điểm Glasgow), đau cấp tính sau mổ( dùng thang điểm đồng nhất hình dạng – VAS), buồn nôn và/hoặc nôn sau mổ (PONV), hiện tượng rét run, ảo giác, kích thích, bí đái và một phần không thể bỏ qua đó là theo dõi các biến chứng của phẫu thuật đặc biệt là chảy máu thông qua các dấu hiệu sinh tồn, các dẫn lưu vàn xét nghiệm.
         Tiêu chuẩn chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng hồi tỉnh
z3907037428921 29c385f108e301f7762d753fee649f1a

         Trước khi rời khỏi phòng hồi tỉnh, bệnh nhân phải tỉnh táo, có tình trạng hô hấp và tuần hoàn ổn định, thân nhiệt bình thường( không run), đau và nôn/buồn nôn cơ bản được kiểm soát và không có diễn biến bất thường sau mổ liên quan đến phẫu thuật (như chảy máu, sót tổn thương,…). Để thuận lợi cho việc đánh giá và theo dõi một cách hệ thống, trên thực tế người ta thường áp dụng bảng điểm Aldrete sửa đổi để quyết định thời điểm có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng hồi tỉnh.
Các tiêu chuẩn đánh giá Số điểm
Vận động
Có khả năng vận động tự nhiên hoạc theo yêu cầu:
Cả bốn chi
Chỉ hai chi
Không vận động được chi


2
1
0
Hô hấp
Có khả năng thở sâu và ho thoải mái
Khó thở, thở nông hoặc hạn chế thở
Ngừng thở

2
1
0
Tuần hoàn( HA= huyết áp)
HA dao động +/- 20 mmHg so với mức trước gây mê
HA dao động +/- 20-50 mmHg so với mức trước gây mê
HA dao động+/- 50 mmHg só với mức trước gây mê

2
1
0
Tri giác
Tỉnh táo hoàn toàn
Có thể tỉnh khi gọi hỏi
Không đáp ứng

2
1
0
Bão hòa oxy mao mạch( SpO2)
Có khả năng duy trì bão hòa oxy >= 92% ở điều kiện khí trời
Cần thơt oxy để duy trì bão hào oxy trên 90 %
Bão hòa oxy dưới 90 % ngay cả khi có thở oxy

2
1
0
Tiêu chuẩn để chuyển bệnh nhân là khi tổng số điểm >= 9  
 
 
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay10,148
  • Tháng hiện tại175,070
  • Tổng lượt truy cập11,100,077
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi