Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam gia tăng

Thứ năm - 15/10/2020 20:35

Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam gia tăng

Theo GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế: tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ 20-25%. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Ngược lại phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.

Nhiều trường hợp người bệnh có thể tử vong gần, nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị phối hợp điều trị đa mô thức (xạ trị, hóa trị, phẫu trị và điều trị đích) đã khiến nhiều trường hợp người bệnh có thể tử vong gần, nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống và trở về với cuộc sống.

“Dẫn chứng từ trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Liên điều trị tại Bệnh viện K. Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn muộn di căn toàn thân. Khi mổ lấy con, bệnh nhân rơi vào hôn mê, bệnh di căn phổi, não xương. Nhờ điều trị tích cực, điều trị đa mô thức, người bệnh dần tỉnh lại, sau đó tiếp tục điều trị đích giúp bệnh nhân dần trở về cuộc sống bình thường. Bệnh nhân hầu như không có dấu hiệu của người bị bệnh mà gần như người bình thường. Câu chuyện của chị Liên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi là câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

“Thời điểm lúc tiến hành ca mổ, bác sĩ chỉ hy vọng cứu được con. Mục tiêu của gia đình khi đó cũng chỉ mong muốn như vậy, không hy vọng cứu được mẹ. Bác sĩ tiên lượng bệnh rất nặng nhưng còn nước còn tát. Chúng tôi không nghĩ cứu được cả mẹ, lẫn con” - GS. TS. Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng cho biết, theo thống kê nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư mà từng bước tỷ lệ phát hiện sớm ung thư đã được nâng lên tại Bệnh viện K cũng như tại các cơ sở ung thư khác.

Hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên khoảng 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.

“Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Phát hiện ung thư càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản

Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.

Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi.

2
Tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Bắc Giang

Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị...

Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.

Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp.

Khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.

Nguồn tin: Theo SKĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay11,475
  • Tháng hiện tại300,196
  • Tổng lượt truy cập13,698,412
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi