CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TRONG UNG THƯ

Chủ nhật - 27/09/2020 21:02

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TRONG UNG THƯ

Bệnh ung thư thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn vì vậy bệnh nhân phải gánh chịu hàng loạt biến chứng do bệnh tật và của các phương pháp điều trị gây nên. Ngoài ra bệnh nhân còn bị chấn thương tâm lý nặng nề bởi sự khủng hoảng tinh thần gây nên. Vì vậy, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư là một vấn đề quan trọng cần phải được quan tâm đúng mức.

1.Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ

Theo Bộ Y tế: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua sự phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau và những vấn đề tâm lý và thực thể khác, và cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ tập trung vào những vấn đề xã hội và tâm linh mà bệnh nhân và gia đình đang phải gánh chịu.

2.Đánh giá và điều trị đau

Khoảng 80% bệnh nhân ung thư có đau ngay từ khi bệnh được chẩn đoán, trên 90% số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có đau trung bình và đau nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường không được điều trị thoả đáng.
 

W

2.1. Khái niệm về đau.

Theo Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu đau (IASP, 1979) “đau là một trải nghiệm của cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ phát triển, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương như vậy”.

Thực tế cho thấy đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Tuy nhiên, theo R.Melzack và P.D. Wall (1965) “ có những thương tích không gây đau và có những đau đớn không có thương tích”.
2.2. Nguyên nhân của đau

Tổn thương mô thực sự do khối u, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, phản ứng viêm, chấn thương, các thủ thuật y học can thiệp, độc tính của thuốc, v.v…

Tổn thương mô học tiềm tàng do các bệnh thực thể đã được nhận biết mà những tổn thương mô học khó xác định, ví dụ như bệnh đau sợi cơ, độc tố ...

Các yếu tố tâm lý: trạng thái lo lắng, căng thẳng tâm lý hoặc rối loạn tâm thần như trầm cảm có thể gây đau hoặc làm cho đau thực thể nặng hơn.

2.3. Phân loại đau.
Đau cảm thụ: được chia thành 2 nhóm là đau thân thể và đau tạng. Đau thân thể là đau ở da thường buốt, bỏng rát hoặc nhói; đau cơ, xương thường âm ỉ nhưng có thể trở nên đau tăng khi cử động. Đau tạng, đau này thường không khu trú và gây ra cảm giác bị dồn nén, chèn ép.

Đau thần kinh: do tổn thương mô thần kinh, đặc điểm đau bỏng rát, như điện giật, kim châm hoặc tăng cảm ở những vùng bị chi phối.

Đau cấp tính, đau mạn tính: Theo Leriche (1936) đau cấp tính (là triệu chứng đau) diễn ra dưới một tháng. Đau mạn tính (là bệnh đau), kéo dài từ ba đến sáu tháng và có thể diễn ra lâu hơn thời gian dự kiến khỏi bệnh.

2.4. Đánh giá đau
Đánh giả đau cần tỷ mỷ về:
Trình tự thời gian: Đau bắt đầu khi nào? Đau kéo dài bao lâu?
Vị trí: Đau ở đâu? có mấy vị trí đau? đau có lan xuyên không?
Mức độ đau: Sử dụng thang điểm số (thang điểm VAS - visual analog scales), hoặc thang điểm hình ảnh (theo nét mặt Wong-Baker).
Đặc điểm, tính chất của đau, yêu cầu BN mô tả đau để có thể phân biệt đau thần kinh và đau cảm thụ, đau hỗn hợp …
Yếu tố điều hòa: Điều gì làm đau tăng lên hoặc làm giảm cơn đau?

 Những điều trị trước đây: biện pháp, thuốc giảm đau đã sử dụng?

2.5. Điều trị đau
2.5.1. Các nguyên lý của điều trị đau trong ung thư.

Tất cả các BN có đau phải được điều trị nhằm giảm bớt sự đau đớn và để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.

Điều trị và quản lý đau là: loại trừ đau, hoặc làm giảm mức độ nặng của đau đến mức BN có thể chịu đựng được. Dự phòng đau tái diễn. Giúp cho BN có thể thực hiện được các hoạt động bình thường của họ trong cuộc sống hàng ngày.
Tin tưởng vào mô tả về đau và hiệu quả của điều trị giảm đau của BN.
Phối hợp các phương pháp điều trị để có thể đạt hiệu quả giảm đau.
Tìm nguyên nhân đau để điều trị nếu có thể.
Cá thể hoá các can thiệp và liều giảm đau.
Chú ý các vấn đề tâm lý xã hội, vì nó có thể gây ra hoặc làm đau nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.
Quản lý đau có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế, tại nhà và tại cộng đồng.

2.5.2. Các thuốc hỗ trợ giảm đau
Các thuốc hỗ trợ có thể giảm đau một cách độc lập, hoặc tăng hiệu quả giảm đau và giúp giảm liều của các thuốc NSAID và các opioid.
Các chỉ định chính: Các đau thần kinh. Một số thuốc hỗ trợ có thể có ích trong điều trị đau xương và co thắt cơ.

2.5.3. Sử dụng các opioids

Các opioids nhẹ: Với đau trung bình hoặc đau dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng các NSAID hoặc acetaminophen không hiệu quả, sử dụng opioid tác dụng nhẹ kèm theo hoặc không kèm theo một NSAID hoặc acetaminophen. Opioid cho liều thường xuyên, nếu BN có rối loạn giấc ngủ ban đêm có thể cho liều gấp đôi.

Các opioid mạnh: Những BN đau liên tục hoặc phối hợp cả đau liên tục và đau không liên tục nên dùng các thuốc opioid có tác dụng mạnh kéo dài. Để chọn liều opioid có tác dụng kéo dài, bắt đầu cho BN một thuốc tác dụng ngắn và xác định liều chuẩn để kiểm soát đau. Opioid chỉ nên được dùng đều đặn theo giờ.

3. Tư vấn và hỗ trợ tâm lý

3.1. Vai trò của tư vấn và hỗ trợ tâm lý
Giúp BN hoặc người thân vượt qua những khủng hoảng tâm lý, thầy thuốc cần phải tư vấn và hỗ trợ tâm lý kịp thời, tạo niềm tin cho người bệnh và thân nhân để giúp họ vượt qua những nỗi đau về tinh thần;  Tư vấn cho BN mục tiêu và phương pháp điều trị, để họ hợp tác với thầy thuốc trong chăm sóc và điều trị.

3.2. Nội dung của đánh giá và tư vấn hỗ trợ tâm lý xã hội
Đánh giá trạng thái cảm xúc: Kết hợp với quan sát, những câu hỏi đặt ra cho BN là cách tốt nhất để đánh giá trạng thái tâm lý và cảm xúc của mỗi BN cụ thể.

Hỏi xem BN sẽ phản ứng như thế nào với thực tế. Cân nhắc kể tên một phản ứng thông thường, ví dụ như: biết gì về căn bệnh của mình, lo lắng, đau buồn, tuyệt vọng, hay cam chịu một mình, có tin là bệnh của bạn là điều trị được không?

Đánh giá hoàn cảnh xã hội: Những nhu cầu thiết yếu trong gia đình của BN; tình trạng tài chính của BN; những người chăm sóc cho BN; sự hỗ trợ của nguời thân và cộng đồng đối với BN và gia đình.

Nội dung tư vấn và hỗ trợ: Tư vấn tiết lộ tình trạng bệnh tật cho BN và người nhà; phương pháp điều trị, chăm sóc, dinh dưỡng ...; tư vấn về việc làm, chế độ bảo hiểm ...; chuyển tuyến đến các cơ sở hỗ trợ điều trị, chăm sóc phù hợp; hỗ trợ lập kế hoạch cho tương lai; viết di chúc, phân chia tài sản; nói lời tạm biệt.

4. Một số nội dung chăm sóc giảm nhẹ khác
4.1. Xử trí khó thở
Đánh giá khó thở: Kết hợp đếm tần số thở và báo cáo chủ quan của BN.
Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh, truyền máu, chọc dịch…
Điều trị triệu chứng: Các thuốc oipioid, các thuốc giải lo âu.
Những can thiệp khác: mở cửa sổ; hạn chế người trong phòng; động viên làm dịu bớt sự lo lắng; giảm nhiệt độ phòng; thay đổi tư thế...

4.2. Xử trí buồn nôn và nôn
Xác định và loại bỏ nguyên nhân cơ bản nếu có thể.

Điều trị thuốc phải có cơ sở và dựa trên chẩn đoán phân biệt, đánh giá lâm sàng về sinh lý bệnh hoặc căn nguyên có thể phù hợp nhất

4.3. Xử trí táo bón
Biện pháp chung gồm thiết lập thói quen đi ngoài bình thường, đi vệ sinh thường xuyên, hoạt động, uống nước, tăng các chất xơ.
Biện pháp dùng thuốc: nhuận tràng kích thích, nhuận tràng thẩm thấu, nhuận tràng tẩy sạch, các chất bôi trơi, các chất thụt thể tích lớn.

4.4. Xử trí tiêu chảy
Khuyến khích BN uống ORESOL, nước cháo, xúp với số lượng ít.
Cho BN ăn thức ăn mềm và giàu năng lượng chia thành nhiều bữa nhỏ. Tránh những đồ ăn còn thô và có chất xơ. Tránh những đồ uống làm cho tiêu chảy nặng hơn như rượu và các chất cafeine.
Vệ sinh thường xuyên, giữ sạch vùng sinh dục và hậu môn. Đối với tiêu chảy kéo dài, dùng quần áo khô và mềm, thay thường xuyên.
Bôi kem hoặc các thuốc quanh hậu môn để tránh gây tổn thương da
Tránh dùng những thuốc làm tăng nhu động như các thuốc nhuận tràng hoặc metocloperamide
Điều trị khuẩn nếu có
Giải quyết nguyên nhân: Bán tắc do u đại tràng hoặc phân bị lèn chặt do táo bón (ở những BN dùng các thuốc opioid).

4.5. Chán ăn/ Suy mòn
Đánh giá và điều trị nguyên nhân gây suy mòn: tiêu chảy, đau, buồn nôn, nôn..., các bệnh kết hợp như: nhiễm trùng như lao phổi, trầm cảm, v.v….
Khuyến khích BN ăn nhưng không ép buộc vì cơ thể không tiếp nhận thức ăn nên BN có thể nôn ra.
Cung cấp những thức ăn yêu thích, những thức ăn mềm và giàu năng lượng, cho BN ăn nhiều bữa nhỏ.
Dinh dưỡng qua ống thông mũi - dạ dày hoặc ống mở thông dạ dày ở những BN UT giai đoạn muộn không thể tự ăn uống được.

Nguồn tin: tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay8,998
  • Tháng hiện tại304,762
  • Tổng lượt truy cập13,702,978
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi