PHÁT HIỆN SỚM, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh chỉ gặp ở nam giới. Tuyến tiền liệt nằm dưới bọng đái, phía trước ruột già, là cơ quan sản xuất tinh dịch. Hầu hết các ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, ở mức nặng có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, gây đau đớn và đi tiểu gặp khó khăn, khiến nam giới gặp vấn đề trong quan hệ tình dục, rối loạn chức năng cương dương.
Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu khá mơ hồ. Các triệu chứng thường chỉ rõ ràng ở giai đoạn tiến triển:
- Đau lưng, hông
- Giảm cân
- Đau vùng khung chậu
- Tiểu đau buốt hoặc rát, không thể đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Tiểu đêm
- Khó khăn trong việc duy trì cương cứng
- Táo bón mãn tính và các vấn đề đường ruột khác
Ung thư tuyến tiền liệt có 04 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Các dấu hiệu ung thư thư tuyến tiền liệt không rõ ràng để phát hiện sớm bệnh này cần phải phải lưu ý:
- Khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm ở nam giới trên 50 tuổi. Nếu gia đình có người bị ung thư tuyến tiền liệt thì nên khám tuyến tiền liệt thường niên từ tuổi 40.
- Thăm khám hậu môn trực tràng: Phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư tuyến tiền liệt.
- Siêu âm qua ổ bụng hoặc qua đầu dò trực tràng và sinh thiết nếu có nghi ngờ tổn thương
- Xét nghiệm máu: Định lượng PSA (prostate specific antige - kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt), kết quả PSA càng cao càng nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định mức độ xâm lấn của ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 100%. Chính vì thế, người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
- Có chế độ ăn uống lành mạnh ít thịt đỏ, bổ sung nhiều chất xơ.
- Kiểm tra sức khỏe định kì.
- Vận động thể dục hợp lý.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, đều đặn.
Nguồn tin: Bs. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa CĐHA, Bệnh Viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn