CỘNG HƯỞNG TỪ TOÀN THÂN- ỨNG DỤNG
TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ
Theo số liệu của GLOBOCAN và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Hiện nay, nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn khi phát hiện sớm như: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tinh hoàn, ung thư giáp trạng...
Có nhiều phương pháp phát hiện ung thư sớm đang được sử dụng như: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, siêu âm, CT Scanner, MRI hoặc PET/CT) nội soi, sinh thiết với những ưu điểm và hạn chế riêng.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán sử dụng từ trường và sóng radio. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phận trong cơ thể. Cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh toàn bộ cơ thể, đánh giá nhiều vùng cơ thể, nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh lý ung thư trong một lần thăm khám.
Cộng hưởng từ toàn thân có các ưu việt trong chẩn đoán bệnh lý như sau:
- An toàn tuyệt đối,có thể làm định kỳ: Do sử dụng từ trường và sóng radio nên an toàn tuyệt đối, chụp được cho cả thai nhi, có thể làm định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe như chụp CT hoặc PET/CT.
- Giá trị chẩn đoán cao: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện các khối u có kích thước nhỏ hơn 3mm (bằng ½ hạt đỗ), chụp mạch máu không cần tiêm chất tương phản. Đặc biệt có thể định hướng được u lành với u ác tính.
- Không mất nhiều thời gian, không phức tạp: Chỉ cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ, thời gian chụp trên, dưới 60 phút; có thể ra ngoài thư giãn nếu thấy mỏi do nằm lâu.
- Giá thành hợp lý: Giá chỉ bằng 1/3 so với giá chụp PET/CT.
Với tính tiện lợi, chi phí hợp lý, thuốc sử dụng và thao tác an toàn góp phần quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý có tính chất ảnh hưởng, lan rộng toàn thân trong đó có ung thư.
Những trường hợp nên chụp Cộng hưởng từ toàn thân:
- Người khỏe mạnh muốn sàng lọc các bệnh lý toàn thân:
+ Bệnh lành tính: thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống, bệnh lành tính của gan, thận, các viêm nhiễm, nang, nhân xơ, …
+ Bệnh ác tính: phát hiện u ở các cơ quan như: phế quản, biểu mô thận, gan,tụy, đại trực tràng, lymphoma, các u xương, mô mềm, …
- Những người thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư:
+ Có người thân mắc ung thư, đặc biệt ung thư vú và buồng trứng.
+ Các nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư: thợ sơn, thợ than, bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, công nhân khai thác mỏ, thợ nhuộm, công nghiệp hóa dầu,…
- Người mắc các bệnh ác tính hay các bệnh cần theo dõi đánh giá mức độ bệnh:
+ Phát hiện các di căn ung thư đặc biệt ở não, gan, xương, …
+ Đánh giá sau chấn thương, theo dõi điều trị, …
Nguồn tin: Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn