Những yếu tố nguy cơ và dấu hiệu nhận biết ung thư khoang miệng

Chủ nhật - 26/03/2023 07:10
I. Đại cương
Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Theo GLOBOCAN 2012, nam giới có 198.975 ca ung thư khoang miệng mới mắc chiếm 1,5% và 47.413 trường hợp tử vong chiếm 1,3%. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư năm 2010, số ca mắc mới ung thư khoang miệng ở Việt Nam là 1716 trường hợp với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 4,6/100000 dân. Ung thư khoang miệng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tye lệ nam/nữ khác nhau từng vùng, từng khu vực địa lý. Ấn Độ và Đông Nam Á , tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trong các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
 

Hình ảnh ung thư lưỡi và ung thư môi dưới
II. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư khoang miệng bao gồm:
Thói quen sống không lành mạnh:
  • Hút thuốc lá và uống rượu: Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến ung thư đầu cổ trong đó có ung thư khoang miệng. Thuốc lá liên quan đến hầu hết ung thư khoang miệng ở nam và hơn một nửa đối với nữ. Tỷ lệ ung thư khoang miệng tăng cùng với số lượng thuốc hút hàng ngày và thời gian hút. Những người hút thuốc lá từ 1đến 19 năm nguy cơ ung thư đường hô hấp trên tăng 4,2 lần những người không hút thuốc. Nếu hút trên 40 năm nguy cơ tăng 10 lần. Rượi có vai trò hòa tan các chất sinh ung thư, nhất là các chất sinh ung thư trong thuốc lá.Vai trò kích thích tại chỗ của ethanol cũng được chú ý, chất này làm mất khả năng sửa chữa AND sau khi tiếp xúc nitrosamin. Nguy cơ ung thư ung thư khoang miệng tăng 15 lần khi một người vừa uống rượu và hút thuốc lá.
  • Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém... gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.
Do bệnh tật:
  • Nhiễm vius Hepes và HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu, hội chứng Fanconi…
  • Các tổn thương tiền ung thư khác trong khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...
III. Những dấu hiệu nhận biết ung thư khoang miệng
  1. Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má.
     2. Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.
      3. Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần.
       4. Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.
       5. Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần.
       6. Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào tổn thương.
       7. Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.
       8. Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Bs.CKI Nguyễn Thị Hà Bắc – Trưởng khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Ung Bướu Bắc Giang ( SĐT: 0987605277)
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung Bướu Bắc Giang tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay10,552
  • Tháng hiện tại166,905
  • Tổng lượt truy cập11,091,912
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi