Hướng dẫn: Xử trí khi bị phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể

Thứ ba - 21/02/2023 23:15
Phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể là tai nạn thường xảy ra trong quá trình làm việc đối với nhân viên y tế. Các dạng phơi nhiễm bao gồm: Tổn thương do vật sắc nhọn (kim tiêm, dao mổ, mảnh thủy tinh…), máu dịch của cơ thể văng bắn vào da, niêm mạc bị tổn thương. Trong đó, tổn thương do vật sắc nhọn đối với nhân viên y tế (NVYT) là một trong những chấn thương  xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT. Theo Tổ chức y tế thế giới, có hơn 20 bệnh có thể lây truyền qua đường máu cho nhân viên y tế, trong đó ba bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất là viêm gan virus HBV, HCV và HIV/AIDS. Việc xử trí ban đầu khi phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh qua đường máu đối với NVYT. Ngược lại, nếu NVYT xử trí ban đầu không đúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hành phòng ngừa và xử trí tổn thương phơi do phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể như Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, Tiêm an toàn… Để cụ thể hóa những hướng dẫn của Bộ Y tế, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang cũng đã xây dựng và ban hành quy trình xử lý phơi nhiễm tại bệnh viện, cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết dạng phơi nhiễm
- Vết thương do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền lấy máu xét nghiệm, thu gom chất thải, do chọc dò, do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm, loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

Tiêm, truyền là thủ thuật có nguy cao bị tổn thương do vật sắc nhọn
Bước 2: Xử trí ban đầu ngay sau khi bị phơi nhiễm (tại khoa, phòng hoặc vị trí bị phơi nhiễm)
- Người bị phơi nhiễm tự xem xét, đánh giá vết thương để đưa ra hướng xử lý.
- Để vị trí phơi nhiễm tự chảy máu (nếu có), KHÔNG NẶN BÓP vết thương.
- Tổn thương da do kim hoặc do vật sắc nhọn: Xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy và rửa vùng da bị tổn thương với xà phòng và nước (thời gian ít nhất là 5 phút).
Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt:
Xả nước nhẹ và kỹ (nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9%) liên tục trong thời gian ít nhất 15 phút, lộn nhẹ mí mắt.
KHÔNG được dụi mắt.
Phơi nhiễm qua niêm mạc mũi, miệng:
Khạc nhổ ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần.
Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
KHÔNG sử dụng dung dịch sát khuẩn.
KHÔNG đánh răng.
Phơi nhiễm máu hoặc dịch cơ thể lên vùng da bị tổn thương:
Để vùng da bị tổn thương dưới vòi nước chảy và rửa vùng da bị tổn thương với xà phòng và nước (thời gian ít nhất là 5 phút).
Băng vết thương lại.
KHÔNG sử dụng thuốc sát khuẩn trên da.
KHÔNG cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương.
Phơi nhiễm máu hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn:
Để vùng da bị tổn thương với xà phòng và nước (thời gian ít nhất 5 phút).
KHÔNG chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch.
Bước 3: Thông báo với người phụ trách và lập biên bản
Bước 4: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
Bước 5: Xác định tình trạng HIV, HBV và HCV của nguồn gây phơi nhiễm
Bước 6: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm tại cơ sở điều trị dự phòng sau phơi nhiễm 

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay12,736
  • Tháng hiện tại228,057
  • Tổng lượt truy cập11,153,064
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi