Một vài phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả

Thứ tư - 08/02/2023 04:12

Bệnh ung thư vú có thể phát hiện trên những bệnh nhân có triệu chứng hoặc phát hiện tình cờ trên những bệnh nhân không có triệu chứng, vì vậy ngoài việc tự kiểm tra vú hàng tháng, phụ nữ cần tập thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú thường xuyên đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao (như: trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, không sinh con, người trên 40 tuổi…). Dưới đây là một vài phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả:
  1. Tự kiểm tra tuyến vú tại nhà
Theo khuyến cáo phụ nữ từ 20 tuổi nên tập thói quen tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần, thời điểm tốt nhất là ngày thứ 5 sau khi sạch kinh

– Tự kiểm tra vú bằng quan sát:

  • Tư thế: cởi trần, đứng trước gương, ánh sáng đầy đủ, quan sát vú ở 3 tư thế

 
(1)Hai tay thả lỏng hai bên hông
(2)Để hai tay sau đầu hoặc chống hai tay lên tường
(3)Hai tay chống hông, ưỡn ngực về trước, hơi cúi gập người
– Quan sát:
Quan sát hình dạng: so sánh vú hai bên, hai vú thường không đều nhau hoàn toàn nhưng không bao giờ thay đổi kích thước đột ngột
  • Quan sát da: một số bất thường trên da như nhăn, lõm, co kéo, sần sùi da cam, nổi ban, mẩn đỏ, nốt bất thường…
  • Quan sát núm vú: một số thay đổi của núm vú như tụt núm, ngứa, loét, sưng đỏ, chảy dịch…
  • Dùng hai tay nâng vú lên quan sát bất thường ở ½ dưới vú
– Tự kiểm tra vú bằng sờ nắn: để phát hiện các khối bất thường ở vú
  • Tư thế đứng hoặc ngồi
  • Đưa tay phải ra sau đầu, dùng tay trái khám vú phải và ngược lại
  • Dùng mặt dưới của ba đầu ngón tay giữa ấn toàn bộ mô vú theo hình dạng các vòng tròn đồng tâm, từ ngoài vào trong kết thúc ở quầng vú
  • Mỗi vị trí ấn cần thực hiện 3 lần với 3 mức lực từ nhẹ, trung bình đến mạnh để kiểm tra phần mô vú ở gần da, vùng giữa đến vùng sâu gần lồng ngực
*Lưu ý: Hãy đi khám sớm nếu bạn bị đau hay bắt gặp các thay đổi bất thường nào khi tự kiểm tra tuyến vú tại nhà.
2. Kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
Việc tự kiểm tra vú KHÔNG thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư vú, vì vậy khi quan sát thấy bất thường trên da hoặc sờ thấy khối u ở vú cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu, trong đó chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) là phương tiện chẩn đoán tế bào học được sử dụng rộng rãi trên thế giới.


– Ưu điểm: đây là một kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, ít biến chứng nhưng lại có độ chính xác cao
– Chỉ định FNA tuyến vú bao gồm:
  • Các tổn thương tuyến vú sờ thấy
  • Các tổn thương tuyến vú không sờ thấy nhưng thấy được qua siêu âm
  • Các tổn thương nghi ngờ tái phát
  • Quy trình thực hiện:
Bước 1: Lấy bệnh phẩm
Chọc hút bằng kim nhỏ các tổn thương sờ thấy hoặc chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm các tổn thương không sờ thấy                                                    
Bước 2: Dàn mỏng bệnh phẩm trên lam kính
Bước 3: Cố định và nhuộm bệnh phẩm
Bước 4: Đọc kết quả
Quan sát trên kính hiển vi quang học, dựa vào sự biến đổi tế bào, kết quả tế bào học được phân thành các nhóm chẩn đoán lành tính, tế bào không điển hình, nghi ngờ ác tính hoặc ác tính.
  • Đối với chẩn đoán thuộc nhóm nghi ngờ ác tính hoặc ác tính bắt buộc phải làm sinh thiết để có chẩn đoán mô bệnh học phân biệt giữa ung thư tại chỗ và ung thư xâm nhập
  • Đối với chẩn đoán thuộc nhóm tế bào không điển hình vẫn phải sinh thiết để loại trừ khả năng ác tính.
Để có được chẩn đoán chính xác nhất, cần có sự đối chiếu giữa thăm khám lâm sàng, hình ảnh học (siêu âm hoặc xquang) và FNA.
 Nguồn tổng hợp

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Giải Phẫu Bệnh- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay12,736
  • Tháng hiện tại231,015
  • Tổng lượt truy cập11,156,022
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi