Vì sao phải theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp?

Thứ sáu - 27/01/2023 01:28
Vì sao phải theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ. Bệnh có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ.
Tuy nhiên, sau điều trị người bệnh cần phải theo dõi sát sao, định kỳ. Đây là việc cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân ung thư tuyến giáp bởi vì bệnh có thể tái phát sau điều trị.
Trong các lần tái khám, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng, khám bệnh và có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc xạ hình. Tuy nhiên, một số người bệnh có lý do nào đó thường không tái phát định kỳ điều này sẽ không tốt cho việc theo dõi bệnh.
Trên thực tế, việc theo dõi là rất cần thiết không chỉ đơn giản là để kiểm tra xem liệu ung thư có tái phát hoặc lan rộng hay không. Mà còn giúp các bác sĩ phát hiện những tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị. Đây cũng là thời gian mà người bệnh có thể hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào và thảo luận về các mối quan tâm lo lắng của người bệnh.
Tái khám và làm các xét nghiệm theo dõi ở người bệnh ung thư tuyến giáp
Việc tái khám ở các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nói riêng và các bệnh khác nói chung đều là việc thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, các xét nghiệm chính cần làm trong quá trình theo dõi bệnh ung thư tuyến giáp là siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu.
Người bệnh nhân phải dùng thuốc hormone tuyến giáp (levothyroxine) từ sau khi mổ cắt tuyến giáp chính vì vậy, việc tái khám theo dõi liều lượng của thuốc có thích hợp không khi dùng cho mỗi bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tái khám định kỳ
Ngoài ra, chỉ số Anti- Tg (thyroglobulin) là protein được sản xuất bởi hầu hết các loại tế bào ung thư tuyến giáp và mô giáp bình thường cũng là dấu ấn ung thư quan trọng trong quá trình theo dõi. Anti-Tg là kháng thể chống lại thyrroglobulin, nên những người có tăng Anti-Tg sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh tuyến giáp tự miễn, nhất là viêm tuyến giáp mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy kháng thể Anti-Tg có thể tăng ở 70% các bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, 60% các bệnh nhân suy giáp vô căn, 30% bệnh nhân Basedow và đặc biệt là 3–20% người bình thường khi xét nghiệm cũng thấy tăng kháng thể này.
Với những người bị ung thư tuyến giáp thể nhú hay thể nang và đã được cắt hết tuyến giáp mà xét nghiệm lại vẫn thấy Tg và Anti-Tg cao thì chứng tỏ cắt không hết hoặc có ung thư tuyến giáp tái phát hoặc di căn đâu đó. Chính vì vậy nó được sử dụng để theo dõi các bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau mổ.
Sau khi đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ và điều trị hủy mô giáp bằng I-131, chỉ số Tg được dùng để theo dõi bệnh. Nếu chỉ số này cao trong huyết thanh thì có thể nghi ngờ do bệnh tái phát và kết hợp thêm với một số xét nghiệm chẩn đoán khác.
Ở những người bệnh có nguy cơ tái phát cao, chụp xạ hình toàn thân chẩn đoán với I-131 sau khi ngừng thuốc hormone cũng có thể được áp dụng để bổ trợ cùng với xét nghiệm Tg và siêu âm cổ.
Trên thực tế như chúng ta đã thấy, hầu như phương pháp điều trị ung thư nào cũng có những tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng, nhưng một số có thể lâu hơn. Một số tác dụng phụ có thể sau nhiều năm kết thúc điều trị mới xuất hiện.
Vì vậy, người bệnh sau điều trị ung thư tuyến giáp cần thông báo cho bác sĩ biết bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào mới xuất hiện vì chúng có thể do ung thư giáp tái phát hoặc một bệnh mới xuất hiện, hoặc một bệnh ung thư thứ hai gây ra.
Làm gì để giảm nguy cơ bệnh tiến triển hoặc tái phát?
Cũng như mắc các loại bệnh khác, khi mắc ung thư tuyến giáp, người bệnh thường băn khoăn các liệu pháp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc tái phát. Các thắc mắc về ăn uống, tập thể dục, chế độ ăn kiêng hoặc dùng thực phẩm bổ sung… Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng của những biện pháp này.
Đối với thay đổi lối sống, chế độ ăn, các nghiên cứu thường thấy không chỉ người bệnh ung thư mà ngay cả người bệnh đều cần thực hiện các thói quen lành mạnh như không hút thuốc, ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng lý tưởng ... Những thay đổi này sẽ có tác động tích cực tới sức khỏe chung và do đó giúp làm giảm khả năng ung thư tái phát.
Đối với thực phẩm chức năng bao gồm cả vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược,…cho tới nay, chưa được chứng minh và được công bố đại chúng làm giảm nguy cơ tiến triển hoặc tái phát của ung thư tuyến giáp. … vì vậy, việc sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, người bệnh ung thư tuyến giáp hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn có thể sử dụng một cách an toàn, đồng thời tránh những sản phẩm có thể có hại.
Tóm lại: Hầu hết người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ có sức khỏe ổn định sau điều trị, nhưng việc theo dõi và tái khám là rất quan trọng vì hầu hết ung thư tuyến giáp đều tiến triển chậm và có thể tái phát ngay cả khi đã kết thúc điều trị 10-20 năm. Bởi vậy, khi mắc ung thư tuyến giáp người bệnh không chán nản, đừng quá lo lắng… nếu cần hãy chia sẻ nhưng tâm tư của mình với người xung quanh, cho dù là bạn bè, gia đình, nhóm hỗ trợ, chuyên gia tâm lý hay những người khác để giúp ổn định tâm lý vững tin hơn trong điều trị, mới chiến thắng được căn bệnh này.
 
Tổng hợp: báo sk&đs

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Tổng hợp Khoa Giải Phẫu Bệnh- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay11,106
  • Tháng hiện tại114,791
  • Tổng lượt truy cập12,741,674
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi