XÉT NGHIỆM AFP TRONG UNG THƯ GAN

Chủ nhật - 26/03/2023 07:11
Ung thư gan là ung thư đứng hàng thứ ba ở nam giới nước ta, tần suất 18.1/100.000 dân; ở nữ giới đứng thứ 7. Xơ gan là yếu tố nguy cơ chính, viêm gan do virus B, C, nghiện rượu cũng là yếu tố nguy cơ. Ung thư tế bào gan( hepatom, hepatocarcinom) chiếm 90%, nguồn gốc tế bào nhu mô gan; ung thư đường mật nguồn gốc biểu mô đường mật chiếm 5-10%(cholangiom) các ung thư gan tiên phát. Cũng có thể hỗn hợp hepato- cholangiom, ít gặp.
1. AFP là gì?
Alpha-fetoprotein (AFP) là một glycoprotein có một chuỗi polypepid, thuộc nhóm protein phôi thai. AFP được tổng hợp ở gan phôi thai và túi noãn hoàng, rồi vào dịch ối, đi qua rau thai và vào máu mẹ. Về sinh lý, vào năm đầu đời khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, giảm dần xuống mức thấp thông thường. Những người trưởng thành khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp (không vượt quá 10 ng/ml).
Thông thường, bạn có một lượng rất nhỏ alpha-fetoprotein (AFP) trong cơ thể. Nhưng khi bạn bị mắc các bệnh về gan, một số căn bệnh ung thư hoặc đang mang thai thì chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong máu. Để kiểm tra nồng độ của protein này, ta cần thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong huyết thanh. Tuy nhiên, nếu nồng độ AFP cao hơn mức bình thường thì không có nghĩa là bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe, bởi vì cũng có trường hợp một số người có nồng độ cao hơn so với những người khác.
2. Xét nghiệm AFP khi nào?
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm AFP này trong các trường hợp sau:
  • Xác định bạn có bị ung thư gan nguyên phát, tinh hoàn hay buồng trứng hay không?
  • Đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phù hợp nhất.
  • Phát hiện sớm ung thư tái phát
  • Mẹ bầu làm xét nghiệm alpha-fetoprotein ở tháng thứ 4 thai kỳ.
3. Xét nghiệm AFP trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan.
AFP có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tế bào gan, độ đặc hiệu 95-100%, độ nhậy 90-95%.Nồng độ AFP sẽ tăng rất cao trong máu của bạn. Mức bình thường đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh là từ 0 - 8 ng/mL.
Các loại bệnh như ung thư, bệnh về gan như xơ gan, viêm gan hoặc vết tổn thương gan đang lành có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ AFP. Khi đó, bạn sẽ cần tiến hành thêm các xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.
Mức rất cao: 500 - 1000 ng/ml trở lên, thường là dấu hiệu của các bệnh ung thư.
Khi bạn mắc bệnh gan mà nồng độ AFP trên 200 ng/ml thì rất có thể bạn bị ung thư gan.
Đối với những người có AFP tăng nhưng dưới 200 ng/mL, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm AFP-L3% (còn gọi là L3AFP). Kết quả này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, đặc biệt là khi bạn bị bệnh gan mãn tính, hoặc xơ gan. Kết quả AFP-L3% từ 10% trở lên cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn và bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ung thư gan.
Khi điều trị hiệu quả, AFP giảm rõ, nhưng lại tăng lên nếu tái phát hoặc ung thư di căn. Khi ung thư ở nơi khác di căn vào gan, AFP cũng cao nhưng không vượt quá 400 ng/ml. Nếu ung thư di căn gan, cần xét nghiệm cả CEA trong máu, CEA tăng trong khoảng 80-95% trường hợp.
Có thể dùng AFP trong máu để sàng lọc nhóm có nguy cơ ung thư gan( xơ gan, viêm gan virus, nghiện rượu) nhằm phát hiện sớm ung thư tế bào gan.
AFP còn có thể tăng trong một số ung thư khác, thường là kèm theo di căn gan, dạ dày, tụy, đường mật, nhưng tăng không cao. Cũng gặp AFP tăng nhất thời, không cao ở một số bệnh nhân viêm gan hoặc xơ gan do rượu, viêm gan do virus cấp, viêm gan mạn tính.
4. Cách thực hiện xét nghiệm AFP
Khi thực hiện xét nghiệm AFP, nhân viên y tế sẽ lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống chống đông heparin. Mẫu máu sẽ được ly tâm tách huyết tương và đưa vào phòng để phân tích. Bệnh nhân không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi lấy máu.
 




 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: khoa xét nghiệm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay9,176
  • Tháng hiện tại217,067
  • Tổng lượt truy cập10,902,140
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi