GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM SCC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẨY
quyen quang
2024-07-14T22:16:40-04:00
2024-07-14T22:16:40-04:00
https://bvungbuoubg.com/tin-trong-nganh/gia-tri-xet-nghiem-scc-trong-chan-doan-ung-thu-bieu-mo-te-bao-vay-919.html
https://bvungbuoubg.com/uploads/news/2024_07/image-20240715091610-2.jpeg
Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang
https://bvungbuoubg.com/uploads/untitled2.png
Chủ nhật - 14/07/2024 22:16
Ung thư biểu mô tế bào vảy là tình trạng tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong các tế bào vảy. SCC là một khối u ác tính của biểu mô vảy. Tế bào biểu mô vảy là thành phần chính của biểu bì nhưng nó cũng hiện diện trong lớp nền của đường tiêu hóa, phổi và các vùng khác của cơ thể như môi, miệng, âm đạo, cổ tử cung, bàng quang ..... Vì vậy rất nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng bị ung thư biểu mô tế bào vảy. Mặc dù có cùng tên ung thư biểu mô tế bào vảy nhưng các SCC ở những vị trí khác nhau có sự khác biệt rất lớn về triệu chứng biểu hiện, tiên lượng và đáp ứng điều trị.
Các bệnh ung thư nói chung và ung thư tế bào vảy nói riêng đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi người dân. Phát hiện và điều trị sớm ung thư là cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh có tỉ lệ tử vong vô cùng cao này. Trong đó xét nghiệm SCC là một trong những xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm được tin tưởng.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy có thể kể đến như là:
- Lỗi ADN.
- Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
- Các trị liệu bức xạ như khi điều trị vẩy nến bằng Psoralen cùng với tia cực tím mạnh.
- Tiếp xúc với các loại độc tố khi sử dụng thực phẩm bẩn.
- Uống thuốc nhiễm độc, thuốc ức chế miễn dịch.
1. Xét nghiệm SCC
Xét nghiệm SCC là gì: Xét nghiệm SCC là phương pháp đo lường kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) của cơ thể. Kháng nguyên SCC (Squamous cell carcinoma antigen) hay còn gọi là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy - là một glycoprotein được sản sinh từ các tế bào vảy bình thường hoặc một số tế bào ung thư.
Xét nghiệm SCC ở huyết tương người
Kháng nguyên SCC có thể tăng cao trong trường hợp bệnh nhân mắc một số loại ung thư vảy như: ung thư vảy cổ tử cung, ung thư phổi,... và biến đổi ở từng giai đoạn bệnh. Vì vậy, SCC được xem như dấu ấn khối u xét nghiệm làm căn cứ hỗ trợ đánh giá và theo dõi một số loại ung thư.
2. Xét nghiệm SCC giúp phát hiện ung thư tế bào vảy
Xét nghiệm SCC trong y học được lựa chọn để hỗ trợ phát hiện ung thư tế bào vảy, xuất hiện ở nhiều cơ quan: Miệng, thực quản, đường tiêu hóa, cổ tử cung,… cũng được coi là dấu hiệu nhận biết bệnh.
Trong khám lâm sàng, sự tăng lượng SCC trong huyết tương được dùng để theo dõi điều trị ung thư, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện dấu hiệu tái phát. Các bệnh ung thư thường được xét nghiệm SCC là: ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, ung thư cổ tử cung, ung thư gan.
Nồng độ SCC tăng do ung thư tế bào vảy
Đối tượng cần xét nghiệm
Xét nghiệm SCC được khuyến nghị thực hiện cho các nhóm đối tượng như:
- Người mắc hoặc có nguy cơ mắc các loại ung thư tế bào biểu mô: xét nghiệm nhằm hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi tiến triển của các loại ung thư tế bào biểu mô tại các cơ quan khác nhau như: ung thư biểu mô phổi, ung thư biểu mô cổ tử cung, ung thư biểu mô đầu…
- Người đã được chẩn đoán mắc ung thư tế bào biểu mô: kết quả xét nghiệm có thể theo dõi hiệu quả điều trị và đánh giá tiến triển của ung thư tế bào biểu mô sau khi điều trị.
- Những người có triệu chứng cảnh báo ung thư tế bào biểu mô: thực hiện xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân của các khối u, hạch, các tổn thương, biến dạng trên các vùng da, niêm mạc hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Những người tiếp xúc nhiều hoặc tổn thương da do ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với hóa chất (thuốc lá, asen), nước da nhợt nhạt, mắt xanh hoặc xanh lục, tóc vàng hoặc đỏ.
- Người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc được ghép tạng.
3. Xét nghiệm SCC khi nào cần làm?
Hầu hết mỗi người khi quan tâm, tìm hiểu về SCC đều thắc mắc khi nào cần làm xét nghiệm SCC, đây có phải là xét nghiệm chuyên sâu không?
Xét nghiệm SCC được chỉ định với những người bệnh có triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu liên quan nghi mắc các bệnh:
- Ung thư da tế bào vảy (thường gặp): triệu chứng là vùng da tiếp xúc lâu dưới nắng bị bong da, có vết sần đỏ, ngứa rát hoặc lở loét, chảy máu bất thường.
- Ung thư cổ tử cung tế bào vảy: Tiết dịch âm đạo bất thường, đau, ra máu khi quan hệ tình dục,…
- Ung thư phổi tế bào vảy.
- Các khối u tế bào vảy ác tính khác như: vòm họng, thực quản...
Ngoài ra, với những bệnh nhân đang được điều trị bệnh ung thư tế bào vảy, xét nghiệm SCC cũng được chỉ định để theo dõi tiến trình bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi, tiên lượng tái phát.
4. Cần làm gì trước khi xét nghiệm SCC
Thực chất, xét nghiệm SCC, chuyên viên sẽ lấy máu của bạn để phân tích, nên không có gì quá đặc biệt cần chú ý trước khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, trước khi lấy máu, bệnh nhân cũng hạn chế không ăn thức ăn nhiều đạm, uống sữa, ăn trứng hay uống bia rượu.
Cách xử lý sau khi có kết quả xét nghiệm SCC
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm SCC, người làm xét nghiệm cần:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ về ý nghĩa kết quả xét nghiệm SCC đối với trường hợp của mình. Bác sĩ sẽ xem xét kết quả xét nghiệm kết hợp với lịch sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm khác để đưa ra đánh giá chính xác.
- Các trường hợp có kết quả xét nghiệm SCC bất thường có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung (như siêu âm, CT scan hoặc MRI) để xác định cụ thể vị trí khối u hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ thể.
- Nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra nguy cơ tồn tại của ung thư hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp) cho người bệnh. Bác sĩ sẽ theo dõi tiến triển của bệnh thông qua kết quả xét nghiệm và kiểm tra định kỳ.
5. Khoảng tham chiếu
Giá trị bình thường của SCC huyết tương hoặc huyết thanh người khỏe mạnh là 0-3 ng/mL.
6. Ý nghĩa lâm sàng
Nồng độ SCC huyết tương có thể tăng trong các trường hợp sau:
- Ung thư cổ tử cung: Nồng độ SCC tăng trong 45-83% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung tế bào vảy (servical squamous cell carcinoma) và ở 66-84% ung thư cổ tử cung tế bào vảy tái phát. Nồng độ SCC cũng tăng ở 56% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung tế bào vảy tuyến (cervical adenosquamous carcinoma) và 0-23% ung thư cổ tử cung tế bào tuyến (cervical adenocarcinoma). Sự tăng nồng độ SCC tỷ lệ với mức độ nặng của ung thư cổ tử cung tế bào vảy. Sau phẫu thuật kết hợp xạ trị, nồng độ SCC huyết tương trở lại bình thường trong khoảng 3 ngày (half-life của SCC là >24 giờ). Sự thay đổi nồng độ SCC cũng tỷ lệ với tiến trình của bệnh. Nồng độ SCC có liên quan đến sự tái phát khối u và tiên lượng của bệnh. Các bệnh nhân ung thư có SCC tăng trở lại sau phẫu thuật 2-6 tuần có tỷ lệ tái phát 92%. So với các dấu ấn ung thư khác, trong ung thư cổ tử cung tế bào vảy, SCC có độ nhạy (70-74%) cao hơn CEA (31-34%) và CA125 (35%).
- Các ung thư cơ quan sinh dục, tiết niệu: Độ nhạy lâm sàng của SCC ở ung thư vú là 0-10%, ở ung thư niêm mạc tử cung là 8-30%, ở ung thư tử cung 30%, ở ung thư buồng trứng là 4-20%, ở ung thư âm hộ là 19-42% và ở ung thư âm đạo là 17%. Nồng độ SCC huyết tương tăng ở 45% ung thư dương vật, cũng có thể tăng ở ung thư niệu đạo.
- Ung thư phổi: Tần suất tăng nồng độ SCC huyết tương cao nhất gặp ở ung thư phổi tế bào vảy là 39-78%, ở ung thư phổi tế bào không nhỏ là 33-61%, ở ung thư phổi tế bào lớn là 18%, ở ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18 % và ở ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma) là 15-42%. Có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương và mức độ nặng của ung thư phổi: độ nhạy lâm sàng của SCC ở giai đoạn I là 27-53%, giai đoạn II là 31-72%, giai đoạn III là 60-88% và giai đoạn IV là 71-100%. Cũng có sự tương quan giữa nồng độ SCC và tiến trình bệnh: sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ở phổi, nồng độ SCC trở về giới hạn bình thường. Nếu tái phát, thường là sau phẫu thuật 4-5 tháng, nồng độ SCC lập tức tăng lên. So với các dấu ấn ung thư khác, trong ung thư phổi tế bào nhỏ, độ nhạy lâm sàng của NSE là 73%, cao hơn của CEA (28%) và của SCC (10%); trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, độ nhạy lâm sàng của CEA là 70%, cao hơn của SCC (41%) và của NSE (31%); trong ung thư phổi tế bào vảy, SCC có độ nhạy lâm sàng (76-78%) cao hơn CEA (31-63%).
- Ung thư vùng đầu và cổ: Trong các ung thư vùng đầu và cổ, độ nhạy lâm sàng của SCC là 34-78%, trong đó, tỷ lệ tăng SCC trong ung thư ở xoang xương hàm trên là 49%, ở khoang miệng là 34%, ở lưỡi là 23%, ở thanh quản là 19% và ở họng là 11-33%.
- Ung thư thực quản: Trong ung thư thực quản, độ nhạy lâm sàng trung bình của sự tăng SCC là 30-39%, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: giai đoạn I là 0-27%, giai đoạn II là 20-40%, giai đoạn III là 39-61% và giai đoạn IV là 45-50%.
- Ung thư da: Ung thư tế bào vảy (SCC) là hình thức phổ biến thứ hai của ung thư da nonmelanoma sau ung thư biểu mô tế bào đáy. SCC tăng cao hầu hết trong các trường hợp ung thư tế bào vẩy ở da. Cần loại trừ một số bệnh lý da lành tình như vảy nến, eczema.
- SCC tăng nhẹ trong một số trường hợp không phải ung thư:
+ Xơ gan, viêm tụy, viêm phổi, lao, viêm nhiễm phụ khoa, viêm da.
+ Riêng trong suy thận, mức độ SCC tăng tương quan thuận với mức độ tăng creatinin huyết tương.
7. Kết quả xét nghiệm SCC tăng trong một số bệnh lành tính sau
Nồng độ SCC huyết tương có thể tăng nhẹ nhưng < 10 ng/mL) trong các bệnh lành tính với tỷ lệ tăng trong tổng số bệnh nhân ở mỗi bệnh như sau:
- Xơ gan (6-10% số bệnh nhân);
- Viêm tụy (6-10% số bệnh nhân);
- Suy thận (44-78% số bệnh nhân), mức độ SCC tăng tương quan thuận với mức độ tăng creatinin huyết tương;
- Các bệnh phổi lành tính (viêm phế quản mạn, tắc nghẽn phổi mạn tính, lao) (0-40% số bệnh nhân);
- Các bệnh phụ khoa (3-37% số bệnh nhân), riêng viêm cơ tử cung 3-8%;
- Các bệnh ENT (21% số bệnh nhân);
- Các khối u lành tính (46% số bệnh nhân).
- Kết quả xét nghiệm SCC có thể gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng cho người xét nghiệm. Vì vậy, trong quá trình quản lý và điều trị, người bệnh nên liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.