GÂY MÊ VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thứ tư - 26/03/2025 21:49
Gây mê là một chuyên ngành sâu của y học đòi hỏi những người thực hiện phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Đồng thời giải đáp các thắc mắc của người bệnh trước những ca phẫu thuật như: gây mê có nguy hiểm không, có khi nào gây mê xong không tỉnh lại không?...
1. Khái niệm gây mê là gì?
Gây mê là phương pháp vô cảm có mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác và các phản xạ của bệnh nhân bằng các thuốc mê tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó, bệnh nhân nằm yên, không đau và không lo lắng hay cử động trong suốt quá trình phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp để đảm bảo an toàn cho người bệnh vì đau đớn và sợ hãi quá mức có thể dẫn đến phản xạ ngừng tim.
2. Gây mê có ảnh hưởng đến tính mạng không?
Mục đích chính của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi phẫu thuật và với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc gây mê đã được thực hiện rộng rãi hơn với ít những biến chứng nguy hiểm hơn. Ngày nay, tỷ lệ tai biến trong gây mê giảm rất nhiều, hiện nay khoảng 1/1.000.000 ca mổ. Do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi được tiến hành gây mê để phẫu thuật.
4. Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi gây mê?
Người bệnh trước phẫu thuật  sẽ được kiểm tra các chức năng quan trọng trong cơ thể để các bác sĩ đưa ra phương pháp gây mê phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ nhịn ăn trước phẫu thuật theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước gây mê. Việc giữ cho dạ dày trống rỗng rất quan trọng khi gây mê để tránh biến chứng trào ngược thức ăn làm tắc đường thở ngay lập tức.
5. Gây mê sau bao lâu thì tỉnh?
Với sự tiến bộ của y học và sự ra đời của nhiều thuốc mê thế hệ mới cũng như phương pháp gây mê, mà hầu như bệnh nhân sẽ tỉnh sau phẫu thuật vài phút do các thuốc mê thế hệ mới được đào thải nhanh sau khi ngưng sử dụng thuốc. Và cảm giác sau khi tỉnh cũng dịu nhẹ hơn các thuốc trước đây.
6. Có khi nào đang mổ bị tỉnh không?
Không, điều này rất khó xảy ra. Vì bác sĩ gây mê sẽ luôn cạnh người bệnh trong suốt quá trình mổ, chỉ hơi thiếu thuốc mê một chút là monitor của người bệnh báo hiệu triệu chứng tim đập nhanh lên và huyết áp cũng hơi tăng, và ngay lập tức bác sĩ sẽ cho thêm thuốc mê.
7. Gây mê có làm mất trí nhớ hay không?
Gây mê không làm mất trí nhớ. Các nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm có và không có gây mê, thấy rằng gây mê không làm mất trí nhớ ở người trưởng thành và trẻ lớn trên 2 tuổi. Có nhiều người bệnh sau gây mê để mổ vẫn linh hoạt và nhớ rất rõ những gì xảy ra khi nằm bệnh viện, đến nhiều năm sau vẫn kể rất chính xác.
8. Có khi nào gây mê xong không tỉnh lại không?
Không, đây chỉ là những câu nói vui trong xã hội mà thôi. Tuy vậy, cũng có một vài trường hợp dị ứng nặng với thuốc mê hoặc thuốc tê (sốc thuốc), tỉ lệ rất thấp, cũng khoảng 1 phần vài triệu trường hợp dùng thuốc và phản ứng sốc thuốc phải rất nặng mới đe dọa tính mạng bệnh nhân, trong phòng mổ luôn có đầy đủ các phương tiện, nhân lực để xử trí những tình huống này.
9. Gây mê nhiều lần liên tiếp có hại gì không?
Bản thân gây mê không có hại dù là nhiều lần liên tiếp. Rất nhanh, các thuốc mê sẽ thải hoàn toàn sau khi phẫu thuật.
10. Tác dụng phụ của gây mê là gì?
Sau khi gây mê người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ thường gặp như:
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhức đầu
  • Khô hoặc chấn thương môi, họng
  • Bí tiểu
  • Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc hóng mặt
  • Đau, tím ở vị trí tiêm
  • Ít gặp hơn có thể kể đến như đau nhức cơ, yếu mệt, phản ứng dị ứng nhẹ, sẩn ngứa hoặc tổn thương thần kinh tạm thời

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay12,066
  • Tháng hiện tại628,357
  • Tổng lượt truy cập16,247,187
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi