GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG PHẪU THUẬT: CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thứ năm - 26/12/2024 20:18


Nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, gây tê tủy sống là phương pháp mang lại nhiều lợi ích hỗ trợ trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Với mức giá thành hợp lý cùng một số ưu điểm khác, gây tê tủy sống ngày càng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được thực hiện thủ thuật này.
1. Phương pháp gây tê tủy sống trong phẫu thuật
Gây tê tủy sống hay còn được gọi là gây tê màng nhện, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện ở vùng thắt lưng. Dịch não tủy hòa chung cùng thuốc tế khiến dẫn truyền của các rễ thần kinh gây liệt vận động và mất cảm giác bị ức chế có hồi phục. Để thực hiện được gây tê tủy sống, cần những người giàu kinh nghiệm và nắm vững nguyên tắc và kỹ thuật, bên cạnh đó, phương pháp này cần có sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ gây mê. Trong quá trình tiến hành thủ thuật này, người bệnh sẽ vẫn tỉnh táo, vì vậy NB cần phải hợp tác tốt với BS gây mê để thực hiện kỹ thuật.
2. Chỉ định gây tê tủy sống trong phẫu thuật
Phương pháp gây tê tủy sống trong phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện phẫu thuật sản phẫu thuật sản phụ khoa: Mổ lấy thai, điều trị sa tử cungcắt tử cung, buồng trứng, và một số phẫu thuật phụ khoa khác....
Thực hiện phẫu thuật tiết niệu: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, bàng quang, niệu quản, thận và bộ phận sinh dục
Thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 2 chân
Thực hiện phẫu thuật vùng bụng dưới: ruột thừa, phẫu thuật vùng chậu, thoát vị bẹn, polyp trực tràng, dò hậu môn, trĩ..
Thực hiện phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng
Thực hiện phẫu thuật trên những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, có bệnh lý tiểu đường, có bệnh lý về hô hấp, hen suyễn, lao...
Một số ít trường hợp có thể được gây tê tủy sống khi phẫu thuật tầng bụng trên như mổ cắt túi mật, tuy nhiên phải kết hợp với gây mê toàn thân
Phương pháp gây tê tủy sống thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp phẫu thuật cho tất cả các cơ quan từ vùng rốn trở xuống.
3. Chống chỉ định gây tê tủy sống trong phẫu thuật
Chống chỉ định gây tê tủy sống đối với những bệnh nhân có các biểu hiện sau:
Áp lực nội sọ tăng
Bệnh nhân không đồng ý thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống
Da vùng chọc dò bị nhiễm trùng
Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc chống đông máu như aspirin, heparin...
Cột sống bị dị tật bất thường, chẳng hạn như: vẹo cột sống, gù...
Bị dị ứng với thuốc tê
Bệnh nhân mắc bệnh tim nặng, chẳng hạn như suy tim nặng, hẹp khít valve 2 lá, hở valve động mạch chủ nặng.
Bệnh nhân bị động kinh
Bệnh nhân bị tâm thần
Thể tích tuần hoàn bị suy giảm chưa được bù đủ khối lượng tuần hoàn
Bác sĩ thực hiện gây tê tủy sống thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật
Ngoài các trường hợp chống chỉ định trên, một số trường hợp dưới đây cần phải được xem xét một cách thận trọng trước khi chỉ định thực hiện gây mê tủy sống, bao gồm:
Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng
Bệnh nhân bị viêm xương khớp
Bệnh nhân bị đau đầu
Bệnh nhân bị đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bệnh nhân bị xơ mạch máu não
Huyết áp người bệnh không ổn định
Bệnh nhân bị thiếu máu
Bệnh nhân bị đông máu
Bệnh nhân mắc các rối loạn về tim mạch
4. Một số lưu ý trước khi thực hiện gây tê tủy sống
Để tránh nguy cơ biến chứng do gây tê tủy sống gây ra, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
Để cải thiện hoạt động của phổi và tim, bệnh nhân cần bỏ hút thuốc lá khoảng 6 tuần trước khi phẫu thuật
Liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ và cần được bác sĩ gây mê kiểm tra, nhất là các thuốc chống đông máu, thuốc tim mạch. Nếu có xảy ra tình trạng dị ứng với thuốc hoặc phản ứng phụ nào đó, bạn cần báo ngay cho bác sĩ gây mê
Tác dụng của thuốc gây tê sẽ giảm nếu bạn uống rượu. Trong vòng 24h trước phẫu thuật, bạn tuyệt đối không được uống rượu
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật 6-8 tiếng để tránh tình trạng nôn mửa khi gây tê tủy sống.
Nếu người bệnh mới ăn trong vòng 6 giờ trước phẫu thuật, cuộc phẫu thuật này có thể bị trì hoãn hoặc đình chỉ tránh tình trạng người bệnh bị sặc hít trong quá trình gây mê, tắc nghẽn đường hô hấp do thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản.

Tổng hợp Vinmec
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay16,843
  • Tháng hiện tại23,904
  • Tổng lượt truy cập16,272,644
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi