SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
“ CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHÂN XẠ TRỊ”
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ung thư đang dần trở thành “gánh nặng” của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nước ta ngày càng tăng nhanh và ung thư đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
Những trường hợp phát hiện bệnh phần lớn đều đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị trở nên khó khăn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Gần đây, trường hợp gia đình có 2 đến 3 người chết vì ung thư không còn là chuyện hiếm, thậm chí còn có những ngôi làng có số người bị ung thư quá nhiều đến mức phải đặt tên gọi là “làng ung thư”.
Nghiên cứu trên cơ thể có khoảng 100 loại ung thư và căn bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi trung niên thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư như yếu tố môi trường, yếu tố di truyền, chế độ ăn, thực phẩm bẩn, thói quen hút thuốc lá, tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong đó, hút thuốc lá là một trong những tác nhân gây ung thư phổ biến nhất. Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại, dù hít khói thuốc trực tiếp hay gián tiếp đều có nguy cơ mắc ung thư. Cụ thể, thuốc lá được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư thực quản, tụy,... Bên cạnh thuốc lá, thì rượu bia cũng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư dạ dày.
II- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức. Điều trị đa mô thức là phương pháp điều trị có sử dụng nhiều hơn một loại thuốc hoặc phương thức (so với đơn trị liệu, chỉ sử dụng một phương pháp điều trị).
Nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý, ung thư có thể được chữa khỏi. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà hãy cố gắng thực hiện tầm soát sớm để có thể chiến thắng bệnh tật. Dưới đây là các phương pháp trị ung thư phổ biến hiện nay.
Phẫu thuật
Với đa số bệnh nhân ung thư, phẫu thuật được cho là biện pháp điều trị quan trọng và hiệu quả. Phẫu thuật được chia làm 2 loại là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng.
Phẫu thuật triệt căn: Đây là cách điều trị thường áp dụng với bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật là để loại bỏ khối u và nạo vét hạch.
Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng: Với các bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị này. Mục đích chính của phẫu thuật chính là giảm chèn ép và giải phóng bít tắc, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.
Xạ trị
Đây là cách sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bao gồm tia xạ ngoài và xạ áp sát. Trong đó:
Xạ trị ngoài là nguồn phóng xạ nằm bên ngoài cơ thể như các máy điều trị tia xạ. Các bác sĩ sẽ dùng các loại máy này để chiếu lên vùng bị bệnh ở trên người bệnh nhân nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này rất phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn sớm còn khu trú tại chỗ, tại vùng và vị trí khó phẫu thuật.
Hoá trị
Phương pháp này thường được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn muộn, khi mà các phương pháp phẫu thuật hay xạ trị không thể mang lại hiệu quả cao. Một số thuốc điều trị ung thư và các loại hóa chất giúp ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.
Các loại hóa chất điều trị ung thư đều là những chất gây độc cho tế bào. Chính vì thế, bác sĩ và người bệnh phải cân nhắc kỹ khi áp dụng phương pháp này dựa trên một số yếu tố như giai đoạn bệnh, độ tuổi của người bệnh, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra lụa chọn phác đồ phù hợp.
Một số phương pháp khác
Bên cạnh những phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, một số phương pháp khác có thể được áp dụng như:
Điều trị nội tiết: Phương pháp này thường không thể thiếu trong điều trị đa mô thức bao gồm ung thư vú thể nội tiết dương tính, ung thư tuyến giáp,…
Điều trị đích: Đây là cách sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của một số tế bào ung thư nhờ tế bào nhắm trúng đích. Phương pháp này hiệu quả và ít gây độc cho tế bào lành.
Bệnh nhân sẽ được tư vấn để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
Điều trị miễn dịch: Phương pháp trị ung thư này có thể kết hợp với các phương pháp khác nhằm mục đích, miễn dịch tự thân sẽ làm tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Điều trị miễn dịch phù hợp với một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư mật, ung thư cổ tử cung,…
III- PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ
A. Đại cương về Xạ trị
- Định nghĩa
- Xạ trị là phương pháp dùng các tia bức xạ ion hóa để tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư.
- Tầm hoạt động của xạ trị: tại chỗ, tại vùng.
- Mục tiêu:
- Tăng cường kiểm soát u tại chỗ đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất các biến chứng trên mô lành.
- Bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực xạ trị
- Ưu, nhược điểm
3.1. Ưu điểm:
- Có thể điều trị những vị trí u mà phẫu thuật khó với tới được.
- Có thể kiểm soát u tại chỗ ở mức độ vi thể.
3.2. Nhược điểm:
- Ít hiệu quả khi thể tích u lớn.
- Sự nhạy xạ của mô lành quanh u cản trở việc nâng liều.
- Không có tác dụng toàn thân.
- Tiềm năng sinh ung thư thứ cấp
- Phân loại
4.1. Theo mục đích điều trị
-
- Dùng thuần túy tia xạ để điều trị bệnh ung thư.
- Thường áp dụng trong những giai đoạn sớm của bệnh ung thư phụ khoa, vòm hầu, da, Hodgkin…
- Ví dụ:
70 Gy/35 lần trong ung thư vòm hầu
50 Gy/25 lần xạ trị ngoài + 21 Gy/3 lần xạ trị trong đối với ung thư cổ tử cung
-
- Dùng khi bệnh nhân không còn chỉ định điều trị triệt căn.
- Có chỉ định trong xạ trị giảm đau do di căn, chống chèn ép, phù nề, cầm máu…
- Liều xạ: 30 Gy/10 lần, 20 Gy/4-5lần, 8 Gy/lần
- Thường gặp: ung thư di căn xương, não, phổi…
- Dùng ngăn chặn khả năng ung thư di căn hay tái phát.
- Xạ trị toàn bộ não trong bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ hay bệnh Lymphoblastic Leukemia…
- Dùng để hủy tủy đỏ toàn cơ thể trong các loại bệnh ung thư huyết học chuẩn bị cho việc ghép tủy.
- Liều xạ thông dụng 2 Gy x 2 lần/ngày x 3 ngày
- Xạ trị các loại ung thư da bằng cách chiếu xạ electron toàn bộ da cơ thể.
4.2. Theo thời gian điều trị
- Xạ trị trước khi phẫu thuật
- Giảm kích thước khối u,giai đoạn bệnh hỗ trợ cho phẫu thuật
- Xạ trị bổ trợ sau mổ
- Tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư “còn sót” sau phẫu thuật.
- Giảm khả năng tái phát
- Thí dụ: Ung thư trực tràng, vú, sarcoma phần mềm, trung thất…
- Kết hợp giữa Xạ trị và Hóa trị.
- Tăng hiệu quả điều trị
- Tăng độc tính đối với mô lành
- Tiềm năng sinh ung thư thứ cấp.
- Hóa dẫn đầu, Hóa Xạ đồng thời
4.3. Theo kỹ thuật điều trị:
- Xạ trị ngoài (External Beam RT):
- Có một khoảng cách nhất định từ nguồn xạ đến khối u.
- Thường dùng máy gia tốc thẳng (Linac)
- Hiện tại bệnh viện chúng ta đang triển khai được kỹ thuật Xạ 3D và IMRT
- Dựa trên hình ảnh (CT, MRI, SPECT, PET) để tái tạo (u, cơ quan lành) và phân bố liều xạ vào u (3 chiều)
- Liều vào u theo tiêu chuẩn 95%-107% liều chỉ định.
- Liều vào cơ quan lành dưới ngưỡng cho phép.
- Áp dụng tiến bộ của IT vào việc lập kế hoạch điều trị
- Phát triển từ kỹ thuật 3D-CRT
- Phân bố liều phù hợp mô đích rất cao.
- Hạn chế hiệu quả liều xạ vào mô lành.
- Dùng khi:
- U ở liền kề cơ quan nguy cấp
- U hình dạng kỳ dị (hình móng ngựa)
- U tái phát
Hạn chế khi u quá lớn, dao động nhiều
- Xạ trị trong (Brachytherapy)
- Xạ trị trong lúc phẫu thuật (Intraoperative RT- IORT
B. Vai trò của đội ngũ chuyên gia y tế trong Xạ trị:
1. Vai trò của Bác sĩ xạ trị ?
- Hội chẩn điều trị cho bệnh nhân.
- Đánh giá việc sử dụng kỹ thuật xạ trị cho từng bệnh nhân.
- Thực hiện việc contouring khối u.
- Chỉ định liều xạ trị.
- Đánh giá và giám sát bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị cũng như biến chứng sớm, muộn.
- Báo cáo tổng kết điều trị
2. Vai trò của Kỹ sư Vật lý Y khoa trong Xạ trị?
- Lập và kiểm tra cấu hình thiết bị
- Thực hiện Acceptance testing và Commisioning.
- Lập và thực hiện những quy trình QA trong xạ trị
- Thực hiện chủ yếu việc lập kế hoạch điều trị.
- Theo dõi việc vận hành, bảo trì, an toàn của thiết bị
- Chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ
- Huấn luyện, đào tạo về Vật lý Y khoa
- Thực hiện thủ tục pháp lý về Xạ trị.
3. Vai trò của Kỹ thuật viên xạ trị (RTT):
- Vận hành máy mô phỏng, CT và những máy xạ trị
- Thực hiện mô phỏng bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ
- Che chắn cho bệnh nhân.
- Đặt/định vị bệnh nhân và thực hiện việc điều trị theo các kế hoạch đã lập và chỉ định bởi bác sĩ xạ trị
- Theo dõi diễn biến lâm sàng và các dấu hiệu về biến chứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
4. Vai trò của Điều dưỡng chăm sóc trong Xạ trị:
- Hàng ngày đi buồng theo đội chăm sóc
- Lập kế hoạch chăm sóc từng bệnh nhân cụ thể
- Thực hiện y lệnh điều trị của Bác sĩ
- Giúp bệnh nhân nắm bắt các thông tin về xạ trị cũng như theo dõi tác dụng phụ như loét sau xạ trị, đau sau xạ trị hay buồn nôn, rụng tóc ở người bệnh…
IV- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XẠ TRỊ
Xạ trị có thể gây ra một số độc tính điều trị.
- Nhóm độc tính sớm hay còn gọi là độc tính cấp: xuất hiện trong lúc bệnh nhân đang điều trị, kéo dài sau điều trị 1 thời gian ngắn và thường sẽ cải thiện dần dần. Nhóm này thường ảnh hưởng lên những cơ quan, mô có loai tế bào có thời gian sống ngắn, thay đổi thường xuyên, ví dụ lên các tế bào của da , tế bào niêm mạc ruột, gây viêm da, viêm niêm mạc, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, viêm bàng quang.
- Nhóm độc tính điều trị thứ hai là nhóm độc tính muộn hay độc tính mãn. Nhóm này có thể từ những độc tính sớm, không cải thiện sau điều trị và kéo dài sau đó, hoặc những độc tính xuất hiện muộn vài tháng đến vài năm sau điều trị. Ví dụ: ảnh hưởng lên mô liên kết gây xơ chai phần mềm, ảnh hưởng lên răng xương, gây sâu răng, gây viêm hoại tử xương, cứng khớp, khít hàm; ảnh hưởng lên mô thần kinh, gây hoại tử não, rối loạn nội tiết (suy giáp sau xạ trị), mờ mắt, mù, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm xuất huyết, gây teo hẹp – xơ chai (hẹp thực quản sau xạ trị) gây thủng ruột, gây rò (rò bàng quang trực tràng, rò âm đạo – trực tràng...)
Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cần phải làm tốt cả quá trình trước, trong và sau khi tiến hành xạ trị.
1. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị
Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt là cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện toàn trạng, hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ.
2. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị
Trong quá trình xạ trị, nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, xuất huyết, đau...thì cần phải được xử lý kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ chú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin , thuốc an thần. Tiếp theo, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp cơ thể bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị.
3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
Đối với những xạ trị tại chỗ, cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm. Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh bị táo bón....
Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
4. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ khi xạ trị ung thư?
Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:
- Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở 1 vị trí
- Cơ thể xuất hiện khối u bất thường
- Nôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kém
- Sốt cao liên tục
- Da nổi ban hoặc chảy máu bất thường
Ngoài ra, người bệnh sau khi tiến hành xạ trị ung thư cần phải thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe an toàn.
V- KẾT LUẬN
- Xạ trị là phát minh quan trọng
- Xạ trị tiến bộ theo thời gian, đạt nhiều thành tựu rõ ràng.
- Xạ trị vẫn đang phát triển, hoàn thiện