CHỌC HÚT TẾ BÀO TUYẾN NƯỚC BỌT BẰNG KIM NHỎ

Chủ nhật - 23/07/2023 21:08
1. Tuyến nước bọt bao gồm các tuyến chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có các tuyến nước bọt phụ nằm rải rác trong niêm mạc miệng và niêm mạc vòm khẩu cái.
U tuyến nước bọt tương đối ít gặp, chiếm khoảng 2% các loại u ở người. Tỉ lệ nam nữ mắc bệnh như nhau và xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em.             
   Hình 1: Các tuyến nước bọt chính
              U thường xuất hiện ở tuyến nước bọt mang tai, chiếm 65-80% trường hợp, trong đó có khoảng 15% là ác tính. Tuyến nước bọt dưới hàm chiếm 10% các trường hợp, trong đó có 40% là ác tính.
Các trường hợp còn lại u xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ nhưng tỉ lệ ác tính khoảng 80%.
Có rất nhiều biện pháp để chẩn đoán u tuyến nước bọt như: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, sinh thiết. Trong đó, phương pháp tế bào học chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA tuyến nước bọt) được đánh giá là phương pháp hiệu quả ngay cả trong giai đoạn sớm.
  Hình 2: U tuyến nước bọt mang tai
 
2. Nguyên nhân bệnh U tuyến nước bọt
Các khối u tuyến nước bọt là rất hiếm, chiếm ít hơn 10 phần trăm của tất cả các khối u đầu và cổ. Không rõ nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chúng. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào bị đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) đến các khu vực xa của cơ thể.
3. Tầm soát bệnh U tuyến nước bọt bằng Kỹ thuật chọc hút tế bào tuyến nước bọt bằng kim nhỏ (FNA- Fine Needle Aspiration)
FNA tuyến nước bọt là một thủ thuật sử dụng kim cỡ nhỏ xuyên qua da để thu thập một lượng tế bào của các tổn thương ở tuyến nước bọt, nhằm xác định bản chất tổn thương trước khi bác sĩ lâm sàng quyết định kế hoạch điều trị của bệnh nhân.
Chỉ định: Bất kỳ tổn thương có thể sờ được của tuyến nước bọt hoặc FNA dưới hướng dẫn siêu âm đối với các tổn thương không sờ thấy.
Chống chỉ định: bệnh nhân rối loạn đông máu
4. Các bước tiến hành
- Sát trùng vùng tuyến nước bọt có tổn thương cần chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
- Cố định vị trí tổn thương, chọc thẳng kim qua da vào vùng tổn thương đã cố định.
- Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút bệnh phẩm ra.
- Bơm dịch chọc hút trong xylanh ra lam kính, dàn bệnh phẩm lên tiêu bản.
- Nhuộm H.E hoặc Giem sa
- Đọc tổn thương trên kính hiển vi. Phân loại tổn thương tế bào học theo hệ thống Milan.



5. Kết quả tế bào học tuyến nước bọt theo hệ thống Milan
Độ nhạy và độ đặc hiệu của FNA tuyến nước bọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật lấy mẫu, chất lượng tiêu bản, kinh nghiệm của bác sĩ giải phẫu bệnh…
Kết quả tế bào học tuyến nước bọt theo hệ thống Milan gồm 6 nhóm chẩn đoán:
Nhóm I: Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
Nhóm II: Không tân sinh (bao gồm các chẩn đoán viêm cấp, viêm mạn)
Nhóm III: Không điển hình ý nghĩa không xác định
Nhóm IV: Tân sinh, bao gồm
– Nhóm IVa: lành tính, hay gặp như u đa hình, u warthin,…
– Nhóm IVb: tân sinh tuyến nước bọt khả năng ác tính không chắc chắn.
Nhóm V: Nghi ngờ ác tính
Nhóm VI: Ác tính.
6. Biến chứng
          Biến chứng của FNA tuyến nước bọt hiếm gặp. Việc lấy mẫu ở vùng tuyến nước bọt dưới hàm thường gây đau nhẹ cho bệnh nhân và có thể gây tụ máu nhẹ.

Chưa có bằng chứng ghi nhận các biến chứng như tổn thương các cấu trúc xung quanh hoặc gieo rắc tế bào u theo đường kim.
Chảy máu nặng hoặc nhồi máu tại u sau thủ thuật hiếm xảy ra.
7. Tổng kết
          FNA tuyến nước bọt là một phương tiện cận lâm sàng thực hiện nhanh, chính xác, có giá trị chẩn đoán cao, ít tốn kém với tỷ lệ biến chứng thấp. Kỹ thuật này đã giúp chọn lọc đúng các trường hợp cần phẫu thuật, giảm hơn phân nửa số trường hợp phải mổ, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm chi phí đáng kể cho người bệnh.
Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang là một địa chỉ thăm khám y tế uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng các trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám và điều trị.

Tài liệu tham khảo: The Milan System for Reporting Salivary Gland Cytopathology – William C.Faquin & Esther Diana Rossi.
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Giải Phẫu Bệnh- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay9,675
  • Tháng hiện tại305,439
  • Tổng lượt truy cập13,703,655
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi