SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau ung thư vú. Hàng năm, có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới và hơn 274.000 người chết do ung thư cổ tử cung, trong đó 80% trường hợp tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, với xu hướng tăng lên theo thời gian. Nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do ung thư cổ tử cung sẽ tăng thêm 25%. Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ là phương pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và căn bệnh này.
*. ACS: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ
*. USPSTF: Lực lượng đặc nhiệm dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ
Tại Việt Nam năm 2019, Bộ Y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn “Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung” như sau:
Sàng lọc bằng tế bào cổ tử cung và/hoặc VIA/VILI hoặc xét nghiệm HPV đơn độc hoặc đồng thời với tế bào học được chỉ định cho các phụ nữ trong độ tuổi 21-65, đã quan hệ tình dục, ưu tiên cho nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi 30-50:
Độ tuổi 21 – 65 tuổi: sàng lọc theo phác đồ, nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian sàng lọc mỗi chu kỳ thêm 1-2 năm.
Trên 65 tuổi: có thể ngừng sàng lọc nếu có:
- Ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính, hoặc
- Ít nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính
- Không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó.
- Đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính
Phương pháp VIA/VILI chỉ được áp dụng cho các phụ nữ quan sát được vùng chuyển tiếp cổ tử cung.
Sàng lọc bằng xét nghiệm HPV được tập trung thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 25 – 65 với chu kỳ sàng lọc 3 năm.