Ung thư đại trực tràng có phòng ngừa được không?
quyen quang
2023-01-18T02:48:49-05:00
2023-01-18T02:48:49-05:00
https://bvungbuoubg.com/tin-trong-nganh/4-488.html
https://bvungbuoubg.com/uploads/news/2023_01/image-20230118144837-1.jpeg
Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang
https://bvungbuoubg.com/uploads/untitled2.png
Thứ năm - 29/12/2022 01:10
Ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 về bệnh ung thư ở Việt Nam
Ung thư đại trực tràng bao gồm ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, hầu hết khởi phát từ lớp lót bên trong (niêm mạc) của đại tràng hoặc trực tràng. Những khối u này được gọi là polyp. Theo thời gian, một số p olyp có thể tiến triển thành ung thư.
Ung thư đại trực tràng có thể liên quan đến một số yếu tố như:
- Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng);
- Yếu tố di truyền từ gia đình;
Một số yếu tố liên quan đến lối sống hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng như: Ít tập thể dục; thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn ít rau quả, ít chất xơ, nhiều chất béo; uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.
Ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh: hạn chế thịt đỏ, thức uống có cồn, tăng các loại thực phẩm nhiều chất xơ...
Cách phát hiện sớm và điều trị ung thư đại trực tràng
Để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, đối với các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao, người có một số triệu chứng nghi ngờ (như thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, táo bón; máu lẫn trong phân; sụt cân nhanh; thậm chí có các biểu hiện tắc ruột) sau khi xem xét bệnh sử và khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán như:
- Nội soi có thể coi là chỉ định đầu tiên và bắt buộc nhằm xác định tổn thương đại trực tràng. Có thể nội soi bằng ống soi mềm hoặc cứng, tùy thuộc vị trí của tổn thương là ở trực tràng hay trên khung đại tràng.
- Bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể đại tiện ra máu từ giai đoạn sớm. Máu này lẫn trong phân nhưng ban đầu khó nhận ra bằng mắt thường nên việc xét nghiệm sẽ mang lại kết quả chính xác nhất.
- Siêu âm không thể giúp chúng ta phát hiện các khối u trong khung đại tràng nhưng có thể sử dụng trong chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn. Lúc này kích thước khối u đã lớn hơn, siêu âm sẽ chỉ ra được các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày lên,….Sinh thiết
- Chụp CT hay MRI có thể được bác sĩ chỉ định thay thế cho nội soi để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng trong một số trường hợp cần thiết. Điển hình như khi người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định nội soi hoặc bệnh nhân không thể hợp tác để thực hiện nội soi. Vai trò chính của hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là xác định giai đoạn ung thư đại trực tràng sau khi đã có chẩn đoán xác định.
Làm sao để điều trị ung thư đại trực tràng?
Tùy vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, có thể kết hợp xạ trị, hóa trị tân bổ trợ:
Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và gần như là chỉ định bắt buộc ở các giai đoạn (đặc biệt giai đoạn 2, 3) để loại bỏ khối u. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, phẫu thuật vẫn giúp loại bỏ phần lớn các tế bào ác tính, giảm hiện tượng khối u chèn ép lên các cơ quan khác, tăng thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Ngày nay, với những tiến bộ trong ngành ngoại khoa, khi có chỉ định phù hợp, bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng sẽ được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật tiên tiến toàn diện cho tất cả các bước trong cuộc mổ, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, tăng hiệu quả và độ an toàn.
Ung thư đại trực tràng có phòng ngừa được không?
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh: hạn chế thịt đỏ, thức uống có cồn, tăng các loại thực phẩm nhiều chất xơ; tăng cường vận động thể lực.
Nguồn tin: Tổng hợp Sức khỏe và đời sống
Tác giả: quyen quang
Nguồn tin: Khoa nội soi thăm dò chức năng