Chọc hút tế bào tuyến giáp có đau không?
Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để chẩn đoán xác định và phân loại bệnh có vai trò quan trọng góp phần định hướng điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Vậy chọc hút tế bào tuyến giáp có đau không?
Chọc hút tế bào tuyến giáp là gì?
Chọc hút tế bào tuyến giáp là phương pháp giúp chẩn đoán một số bệnh lý tuyến giáp với độ chính xác cao, thường là phát hiện K giáp.
Trước khi tiến hành chọc hút tế bào, bác sĩ sẽ chọc một chiếc kim nhỏ vào tuyến giáp để lấy dịch và một số tế bào trong nhân giáp. Sau đó sử dụng kính hiển vi để quan sát tình trạng của các tế bào đó.
1.1 Chỉ định
Chọc hút tế bào tuyến giáp được chỉ định trong những trường hợp như: Nghi ngờ viêm giáp, u tuyến giáp (U nang hoặc bướu nhân hoặc ung thư giáp).
Bệnh nhân nghi ngờ u tuyến giáp được chỉ định chọc hút
1.2 Chống chỉ định
- Các trường hợp tăng năng giáp
- Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
- Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu.
Chọc hút tế bào tuyến giáp đem đến tỷ lệ thành công trên 70%, an toàn cho sức khoẻ bệnh nhân, điều trị không cần phẫu thuật và không có tác dụng phụ. Chi phí thực hiện thấp hơn so với phương pháp điều trị khác.
2. Chọc hút tế bào tuyến giáp có đau không?
Khi được bác sĩ chỉ định chọc sinh thiết câu hỏi “Chọc hút tế bào tuyến giáp có đau không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng.
Theo các bác sĩ, chọc sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ không gây bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Sau khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ trong một vài ngày, tại chỗ chọc có thể xuất hiện bầm tím và sẽ tan vết bầm sau một hai ngày.
Chọc hút tế bào tuyến giáp là một thủ thuật an toàn, không gây nhiều đau đớn
3. Quy trình thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp
Trước khi thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp người bệnh không cần nhịn ăn, vần có thể ăn no và được nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật.
- Vùng da được xác định trên lâm sáng và trên siêu âm sẽ được sát trùng. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để giảm khó chịu hay cảm giác đau.
- Chọc kim qua da vào vùng tuyến giáp vào khối u dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay CT scan
- Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút bệnh phẩm trong tuyến giáp ra.
- Bơm dịch chọc hút trong xi lanh ra lam kính, Sau khi lấy đủ dịch cần thiết trong bơm kim tiêm, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến khoa Giải Phẫu Bệnh. Dựa vào kết quả sinh thiết cũng như các xét nghiệm chẩn đoán kết hợp sau đó, bác sĩ có thể kết luận và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
4. Sau khi thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp cần lưu ý những gì?
Bệnh nhân sau chọc sinh thiết tuyến giáp cần chú ý cần giữ sạch vùng chọc dịch trong vòng 24 giờ; tránh vận động, tác động mạnh đến khu vực vùng cổ trong ngày đầu tiên và cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về xử lý vùng da chọc sinh thiết. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường như:
- Vùng chọc hút tế bào bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ.
- Vùng chọc hút bị chảy máu nhiều.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân hay người nhà cần thông báo cho bác sĩ điều trị.
Nếu kết quả chọc sinh thiết tuyến giáp không phát hiện ung thư và bạn cũng không có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, bác sĩ có thể cho phép theo dõi và tái khám định kỳ sau đó. Trường hợp phát hiện ung thư, các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh, điển hình nhất là giai đoạn tiến triển, mức độ xâm lấn ung thư để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến giáp được đánh giá là một trong những bệnh có tiên lượng sống rất tốt khi ung thư chưa di căn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (I, II) cơ hội sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp gần như tuyệt đối sau 5 năm chẩn đoán bệnh. Chính vì vậy mà bạn nên đi khám sức khoẻ định kỳ để có cuộc sống lành mạnh nhất. Tuy nhiên, có nhiều loại ung thư tiến triển âm thầm phức tạp khiến bạn không thể ngờ tới. Khi biết được thì bệnh đã di căn rồi. Nên việc tầm soát ung thư sớm là rất cần thiết.Vì vậy Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang đã triển khai một số gói khám tầm soát ung thư: https://bvungbuoubg.com/goi-tam-soat-ung-thu/goi-tam-soat-ung-thu-tai-benh-vien-ung-buou-110.html