Thay đổi vị giác trong điều trị ung thư

Thứ ba - 06/12/2022 22:42
Thay đổi vị giác trong điều trị ung thư

Khoảng 80% bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư được báo cáo thay đổi mùi vị. Các biện pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị) có thể gây ra những biến đổi ở răng miệng, gây nhiễm trùng miệng, làm thay đổi vị giác, khướu giác, làm cho người bệnh chán ăn, sụt cân, giảm chất lượng cuộc sống và làm người bệnh có cảm giác đắng miệng hoặc cảm thấy tanh. Giảm vị giác sau xạ trị có thể giảm sau 2 tháng nhưng có thể tồn tại dai dẳng do bệnh viêm niêm mạc miệng.
  1. Định nghĩa:
Thay đổi vị giác được miêu tả giống như cảm giác ăn bìa cứng hoặc giấy nhám, cảm thấy thực phẩm có vị kim loại hoặc cảm thấy hóa chất trong miệng, đặc biệt là sau khi ăn thịt hoặc các thực phẩm giàu protein khác. Sự thay đổi này thường được cho là có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm sau khi hóa trị.  Thay đổi vị giác không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm thay đổi cân nặng và dinh dưỡng kém. Khi có sự thay đổi vị giác, hãy thử thay mới loại thực phẩm, gia vị, nguyên liệu ướp, đồ uống, cách chế biến thức ăn khác với trước đây. Ngoài ra cũng nên đánh răng và súc miệng sạch vì làm như vậy sẽ giúp cảm nhận mùi vị tốt hơn.
  1. Nguyên nhân thay đổi vị giác
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi vị giác có liên quan đến căn bệnh ung thư và cách điều trị ung thư. Hiểu biết về các nguyên nhân này có thể giúp bạn và gia đình tìm được cách khắc phục hiệu quả hơn.
  1. Hóa trị
Thay đổi vị giác là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Khoảng một nửa số người được hóa trị liệu có sự thay đổi vị giác. Nhưng những thay đổi này thường chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần sau khi điều trị kết thúc.
Các loại hóa trị sau đây thường được biết có thể gây ra thay đổi vị giác: Cisplatin, Cyclophosphamide, Doxorubicin, Fluorouracil, Paclitaxel, Vincristine
Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác có thể gây ra thay đổi hương vị, bao gồm một số loại thuốc opioid được sử dụng để giảm đau (chẳng hạn như morphin) hoặc thuốc kháng sinh, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng
  1. Xạ trị
Xạ trị vùng cổ và đầu có thể làm tổn thương các nhú vị giác và tuyến nước bọt, gây ra thay đổi vị giác. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi về khứu giác. Thay đổi về khứu giác có thể ảnh hưởng đến mùi vị thực phẩm.

Thay đổi vị giác do xạ trị thường bắt đầu cải thiện từ 3 tuần đến 2 tháng sau khi kết thúc điều trị. Sự hay đổi vị giác có thể tiếp tục cải thiện trong khoảng một năm. Tuy nhiên, nếu tuyến nước bọt bị tổn hại, thì vị giác có thể không hoàn toàn phục hồi như trước khi điều trị. Thông thường các bệnh nhân sẽ phục hồi dần từng vị giác một, ví dụ vị đắng rồi đến vị mặn, sau đó đến vị ngọt.
  1. Các nguyên nhân khác
Một số thủ tục phẫu thuật có thể liên quan đến việc loại bỏ vật lý các cấu trúc như các bộ phận của lưỡi, tuyến nước bọt hoặc các bộ phận của đường thở, cần thiết để trải nghiệm hương vị.
  1. Những điều nên làm khi bị thay đổi vị giác
Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác. (Hòa tan ¾ muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê baking soda vào 250 ml nước, lắc đều, súc mạnh và sau đó nhổ ra.
 
 
Nếu thức ăn không có  mùi
 
 
 
  • Sử dụng các loại gia vị như bạc hà, hung quế, hương thảo, ớt bột, thêm hành, tỏi, gừng để tăng thêm hương vị
  • Một lượng nhỏ bơ và chất béo khác có thể giúp thức ăn ngon hơn
  • Ướp thịt bằng nước sốt, nước cam hoặc giấm để làm thịt mềm.
  • Thêm trái cây hoặc sinh tố vào bữa ăn, trái cây có vị chua kích thích mùi vị tốt như họ cam quýt, quả mọng nước
  • Hãy thử trái cây đông lạnh để cải thiện vị giác.

Nếu thức ăn có vị quá ngọt
  • Cam, quýt có thể làm cho thức ăn bớt ngọt. Bắt đầy bằng việc thêm 5-10 giọt nước ép cam hoặc nước cốt chanh, có thể cho thêm đến khi vị bớt ngọt.
  • Ăn thức ăn mặn với thức ăn ngọt. Có thể cho thêm một chút muối để giảm bớt vị ngọt.
  • Thêm bơ sữa, sữa chua nguyên chất, bột cà phê hòa tan vào sữa lắc hoặc thức uống dinh dưỡng để giảm vị mặn
Nếu thức ăn có vị quá mặn
  • Thêm ¼ muỗng cà phê nước cốt chanh hoặc một ít đường có thể làm cho thức ăn bớt mặn hơn
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối như khoai tây chiên
  • Sử dụng gia vị không có muối
Nếu thức ăn hoặc đồ uống có mùi khó chịu.
  • Ăn thức ăn ở nhiệt độ phòng nhằm giảm vị và mùi của thức ăn vì thức ăn nóng có mùi mạnh hơn.
  • Bảo quản và sử dụng các loại trái cây như là dưa đỏ, nho, cam, dưa hấu đông lạnh.
  • Để giảm mùi, đậy nắp đồ uống và uống bằng ống hút; chọn các loại thực phẩm mà không cần phải chế biến như bánh mỳ nguội, sữa chua và trái cây, hoặc ngũ cốc lạnh và sữa
  • Ăn ở nơi thoáng mát, thông thoáng, tránh ăn trong phòng ngột ngạt hoặc quá ấm.
Nếu thức ăn có vị kim loại
  • Sử dụng đồ dùng bằng nhựa: đũa, thìa, bát, cốc thủy tinh thay vì kim loại
  • Nếu các loại thịt màu đỏ có vị lạ hãy thử các loại thực phẩm giàu protein khác như thịt gà, cá, trứng, hoặc pho mát, đậu các loại
Nếu thức ăn để lại mùi, dư vị
  • Giữ miệng sạch và đánh rang sau mỗi bữa ăn
  • Nhai kẹo cao sụ, kẹo bạc hà sau khi ăn
  • Nhâm nhi nước cam, dứa hoặc nước chanh sau bữa ăn
  • Uống nhiều nước


Tài liệu tham khảo:
  1. https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss/nutrition-pdq#section/all
  2. https://hci-portal.hci.utah.edu/sites/factsheets/Shared%20Documents/taste-and-smell-changes-during-treatment.pdf
  3. https://www.cancer.org.au/assets/pdf/understanding-taste-and-smell-changes
  4. https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/eating-problems/taste-smell-changes.html
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Phòng điều dưỡng bệnh viện:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay15,995
  • Tháng hiện tại327,943
  • Tổng lượt truy cập13,726,159
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi