CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ

Thứ năm - 24/11/2022 10:08
Tiệt khuẩn (Sterilization) là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn. Tái sử dụng các DC trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam cũng như tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu tiệt khuẩn, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh viện. Theo phân loại Spaudling, tất cả dụng cụ xâm nhập vào mạch máu, khoang vô khuẩn của cơ thể người đều phải được tiệt khuẩn.
Hiện nay có một số phương pháp tiệt khuẩn phổ biến đang được sử dụng rộng rãi và đã được công nhận về mặt hiệu quả. Cụ thể:
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Nhiệt độ cao (hấp ướt) Thân thiện với môi trường.
Thời gian ngắn.
Không độc, không tốn kém.
Không cần thông khí.
Hiệu quả tiệt khuẩn do khí đọng, dụng cụ  ướt nhiều và chất lượng hơi nước thấp. Làm hư các bộ phận nhạy với nhiệt và độ ẩm
Nhiệt độ cao (hấp khô) Rẻ tiền, dễ thực hiện, không độc hại Dễ làm hư hỏng dụng cụ do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài
Hiện nay ít được sử dụng.
Plasma (H2O2) Dụng cụ không chịu nhiệt.
Hiệu quả tiệt khuẩn.
Thời gian nhanh.
Dễ dàng thực hành
Giới hạn đối với vật liệu, dụng cụ hấp thu H2O2.
Khả năng xuyên thấu (đặc biệt đối với dụng cụ có long ống).
Chi phí caoThể tích lò
Khí Etylenoxide (ETO) Dụng cụ không chịu nhiệt.
Hiệu quả tiệt khuẩn.
Tính tương thích vật liệu cao.
Chi phí thấp
Cần thời gian thông khí.
Thời gian tiệt khuẩn dài.
Thể tích lò ETO là chất độc sinh ung thư và dễ gây cháy
Tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang
 
Như vậy, có nhiều phương pháp tiệt khuẩn dụng cụ y tế có thể được sử dụng, các thiết bị, máy móc tiệt khuẩn trên thị trường cũng khá đa dạng, phong phú với công nghệ ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp tiệt khuẩn cần cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của từng cơ sở như số lượng bệnh nhân, nguồn thu, nguồn kinh phí, các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng… Điều này vừa giúp tránh lãng phí đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất cho mỗi cơ sở y tế.

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay16,281
  • Tháng hiện tại328,848
  • Tổng lượt truy cập13,727,064
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi