Điều trị giảm đau trong Ung thư

Thứ ba - 29/11/2022 02:12
Điều trị giảm đau trong Ung thư
Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư, người bệnh có thể chết vì suy kiệt, đau. Hiện nay đã có nhiều biện pháp giảm đau, có thể kiểm soát được trên 90% đau đớn do ung thư. Tuy nhiên, khi khảo sát tại Mỹ mới chỉ có 40% đau đớn do ung thư được điều trị đúng mức. ở những nước đang phát triển và ở nước ta việc điều trị giảm đau mới chỉ là bước đầu, chưa được quan tâm đúng mức.
Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang với nhiệm vụ khám, thu dung, điều trị, chống đau và chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư đã di căn, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và các đối tượng khác khi có yêu cầu. Công tác chống đau được khoa đặc biệt quan tâm.Các bác sỹ tại khoa được đào tạo nâng cao về chống đau trong ung thư.

Nguyên nhân gây đau:      
Ở giai đoạn sớm, ung thư thường chưa gây đau. Ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.
Đau trong ung thư có thể chia thành bốn nguyên nhân chính:
Đau do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn.
Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất.
Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…
Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể (ví dụ: đau ruột thừa đi khám và tình cờ phát hiện ung thư thận…).
Cơ chế đau do ung thư
Đau xuất hiện khi ung thư xâm lấn vào xương, thần kinh, phần mềm, tạng, đặc biệt trong ung thư vú, tiền liệt tuyến, phổi, thận, hắc tố.
Khi có loét u, viêm xung quanh u đau tăng lên. Đôi khi đau do các biện pháp điều trị ung thư như: đau sau mổ ví dụ như mổ lồng ngực, đau do viêm cơ bị xạ trị gây viêm da cấp, có khi gây loét da , đau do viêm các rễ thần kinh, trong điều trị hoá chất ( ví dụ như Vincistin, cisplatin, paclitaxel vv…).
Đau của các tạng có thể do khối u chèn ép hoặc bít tắc thường hay gặp ở các tạng rỗng như dạ dày, tắc ruột, niệu quản.

Đau tạng có thể đỡ khi dùng các thuốc chống đau thông thường. Trong trường hợp không đỡ phải điều trị chống chèn ép, bít tắc bằng phẫu thuật, xạ trị.
Đau nguồn gốc thần kinh gọi là đau loạn cảm hay đau lạc đường dẫn truyền vào trung tâm thường gặp do chấn thương các thần kinh ngoại vi. Loại đau này có tiệu chứng bỏng rát, như cắn xé da thịt, hay phối hợp với loạn cảm và tăng cảm. Loại đau này phải dùng các thuốc chống co thắt, chống âu sầu, thuốc tê hoặc các biện pháp phẫu thuật thần kinh mới cắt được cơn đau.
Cảm giác đau của bệnh nhân ung thư còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý như lo lắng, hoảng hốt, và yếu tố  xã hội. Vì vậy cần phải đánh giá đau trong một bối cảnh chung gọi là đau tổng thể.

Bậc thang sử dụng thuốc giảm đau

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là một cách khuyến khích việc sử dụng thích hợp các thuốc giảm đau ở các quốc gia ít sử dụng loại thuốc này.
Với những cơn đau nhẹ (bậc 1), các bác sĩ thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau dạng không steroid: paracetamol, ibuprofen… Nếu các thuốc này không còn tác dụng, ở các bậc cao hơn, thuốc giảm đau trung ương yếu (bậc 2) và giảm đau trung ương mạnh gồm morphin hoặc các dẫn xuất (bậc 3) sẽ được dùng phối hợp.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau rất thường gặp, do vậy bệnh nhân tốt nhất cần được theo dõi cẩn thận để có biện pháp khắc phục điều trị kịp thời.
Nhóm thuốc chống viêm dạng không steroid (ibuprofen, aspirin, naproxen, paracetamol) có thể gây nôn mửa, tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là ibuprofen, aspirin. Paracetamol có thể gây hại gan, khả năng này là rất lớn khi bệnh nhân uống rượu hoặc bia. Nhóm thuốc kháng COX-2 được dùng để trị bệnh viêm khớp, nhưng chưa được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.
Các dẫn chất morphin được dùng rất nhiều trong điều trị đau do ung thư. Hiện nay, các chất này thường được kết hợp với paracetamol (percocet) hoặc aspirin (perodan). Thuốc được đưa vào cơ thể ở dạng uống, thụt, đắp vào da, tiêm. Các tác dụng phụ của morphin rất đa dạng, nhưng điển hình nhất là những hội chứng như táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ…
Loại morphin phóng thích có kiểm soát (skennan), phóng thích morphin từ từ trong một thời gian dài và cho một nồng độ ổn định với liều lượng đều đặn. Viên thuốc phóng thích chậm ít gây nôn ói so với tiêm và kéo dài thời gian làm giảm đau suốt đêm. Thường cho một liều từ 8-12 giờ là an toàn. Hiện nay ở Việt Nam chưa có dạng morphin sirô.


Một số thuốc hỗ trợ điều trị đau
Thuốc chống trầm cảm: thường tác dụng chậm, cần một thời gian từ một đến vài tuần. Các thuốc này còn giúp bệnh nhân ngủ, nên có thể dùng vào buổi tối như elavil, pamelor, norpramin.
Thuốc chống động kinh (co giật): có thể dùng trong những trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh. Thuốc chống kích động (excitability) cũng có thể làm giảm bớt những cơn đau buốt như kiểu dao đâm.
Corticosteroid: nhóm thuốc này tác dụng phụ tạm thời và lâu dài nặng nề, nên chỉ được dùng khi thật cần thiết dưới dự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ.
Bisphosphonate: cơ chế của nó là kìm hãm sự phá hủy của xương, có thể giúp điều trị đau xương cho bệnh nhân ung thư.
Calcitonin  (sandostatin): dùng trong đau do tắc ruột và những trường hợp bị tiêu chảy nặng.
Các phương thức y học cổ truyền dùng thuốc hoặc không dùng thuốc cũng nên được tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng để giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư.

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Hồi sức tích cực và Chăm sóc giảm nhẹ:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay11,482
  • Tháng hiện tại248,474
  • Tổng lượt truy cập11,482,542
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi