2. Tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ phát hiện ra những loại ung thư nào? Quá trình tầm soát ung thư ở bộ phận tuyến giáp sẽ giúp bạn phát hiện ra 3 loại ung thư đặc trưng của bệnh. Từ đó giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp chữa trị đúng đắn và kịp thời. * Thể nhú là loại ung thư tuyến giáp hay gặp nhất (chiếm từ 38 - 50%). Khi mắc bệnh, tiến triển bệnh phát triển rất chậm qua nhiều năm, tiên lượng được đánh giá là khá tốt, khi khối u lớn và di căn ra cổ thì điều trị bệnh rất khó khăn. Ung thư tuyến giáp ở thể nhú rất dễ chữa trị nếu bạn biết cách điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe của bản thân trong giai đoạn phẫu thuật cũng như sau khi phẫu thuật. *Thể nang: Dạng ung thư tuyến giáp ở thể nang phát triển rất nhanh chóng, quá trình điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn so với loại ung thư ở thể nhú. Dấu hiệu của thể nang là các khối u cứng, bờ rõ, bề mặt có lúc nhẵn - có lúc gồ ghề, di dộng theo nhịp chúng ta nhai - nuốt.Ung thưtuyến giáp thể nang nguyên nhân do di truyền cực kỳ cao, việc bố hoặc mẹ bị ung thư giáp và các con bị di truyền ung thư giáp là rất lớn. * Thể không phân biệt hóa: Thể không phân biệt hóa của ung thư tuyến giáp thông thường chỉ xuất hiện với những đối tượng đã ngoài 55 tuổi, chiếm 18% trên tổng số những trường hợp mắc bệnh. Dạng ung thư tuyến giáp này rất nguy hiểm và cực kì khó nhận biết vì chúng có những triệu chứng khác nhau. Khi theo dõi tình trạng bệnh, phải làm nhiều loại xét nghiệm như: siêu âm vùng cổ, xét nghiệm máu, xạ trị,... nhằm làm giảm tốc độ phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư ác tính. 3. Những ai nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp? Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh không chừa bất cứ một ai, vì thế mỗi cá nhân đều nên tự chủ động đi tầm soát sớm. Dưới đây là một số những trường hợp mà người bệnh cần đi tầm soát ung thư ngay nếu không muốn bệnh trở nặng: Phụ nữ trên 25 tuổi cần đi tầm soát ung thư theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao khi ngoài 40 tuổi. Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt. Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao. Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,... Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt - khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,... Từng phải chiếu/ xạ và đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh - thiếu niên. Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp. 4. Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp phổ biến Khi muốn tầm soát ung thư, các bạn có thể lựa chọn những loại xét nghiệm sau đây: Thực hiện các xét nghiệm hormone tuyến giáp như TSH, FT3, FT4,..: thông qua quá trình này sẽ đánh giá được chức năng tuyến giáp đồng thời giúp phát hiện các bệnh lý về tuyến giáp như: cường giáp, suy giảm tuyến giáp, ung thư - u tuyến giáp,… Thực hiện siêu âm tuyến giáp: nhằm phát hiện các nhân giáp, đánh giá cấu trúc của tuyến giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp, cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến đặc điểm của khối u. Phương pháp xạ hình tuyến giáp: quá trình xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống một lượng dung dịch chứa iốt phóng xạ vừa đủ. Loại chất này đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện ra các hình ảnh của tuyến này. Phương pháp sinh thiết bằng kim: bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô ở nhân giáp để đánh giá tế bào. Khi ta sinh thiết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chúng ta cần xác định chính xác nhân giáp (hoặc có thể là một số nốt rất nhỏ không thể sờ thấy). Sinh thiết tuyến giáp được coi là bước cuối cùng giúp bạn khẳng định rằng bản thân có bị ung thư hay không? Mọi thắc mắc xin liên hệ Bs. CKI Nguyễn Thị Hà Bắc – Trưởng khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Ung Bướu Bắc Giang ( SĐT:0987605277)