TỤ CẦU VÀNG KHÁNG METHICILLIN (MRSA)

Thứ năm - 24/07/2025 23:09
Một nghiên cứu kéo dài 21 ngày đăng trên American Journal of Infection Control khảo sát 10 bộ rèm bệnh viện được lắp mới (8 bộ rèm ở buồng bệnh và 2 bộ làm “đối chứng” đặt ở phòng không có bệnh nhân). Sau 14 ngày: 87,5 % (7 trong 8) bộ rèm ở buồng bệnh có sự hiện diện của MRSA (Methicillin‑resistant Staphylococcus aureus). Trong khi Rèm “đối chứng” (ở phòng bệnh không có bệnh nhân) gần như không có vi khuẩn ở tất cả các thời điểm. Như vậy, rèm bệnh viện có nguy cơ ô nhiễm MRSA rất cao chỉ trong vòng 2 tuần sau khi được lắp so với rèm không tiếp xúc với bệnh nhân.
(Nguồn: https://espanol.medscape.com/verarticulo/5903253)

Vậy vi khuẩn MRSA là gì, tác hại của nó ra sao và dự phòng như nào?
MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn tụ cầu vàng đã kháng với nhiều loại kháng sinh phổ biến, đặc biệt là methicillin và các beta-lactam khác (như penicillin, oxacillin). Việc nhiễm MRSA có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đặc biệt trong môi trường bệnh viện và với người có hệ miễn dịch yếu.
Tác hại của MRSA
1. Nhiễm trùng ngoài da
Gây mụn mủ, nhọt, lở loét, viêm nang lông.
Vết nhiễm trùng thường đỏ, sưng, đau và có mủ.
2. Nhiễm trùng sâu và nghiêm trọng
- Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết): có thể gây sốc nhiễm trùng, đe dọa tính mạng.
- Viêm phổi do MRSA: thường gặp ở bệnh nhân thở máy; khó điều trị và nguy hiểm hơn viêm phổi thông thường.
- Viêm nội tâm mạc: nhiễm trùng van tim – rất nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không điều trị sớm.
- Viêm xương tủy (osteomyelitis): gây tổn thương xương nghiêm trọng.
- Viêm màng não do MRSA: hiếm gặp hơn, tuy nhiên nếu có thường biểu hiện rất nặng nề.
3. Bùng phát dịch
MRSA phát triển rất nhanh trong môi trường bệnh viện, có thể bùng phát dịch nếu không điều trị và khống chế kịp thời.
4. Khó điều trị
MRSA kháng lại nhiều kháng sinh thông thường, khiến việc điều trị kéo dài, phức tạp và tốn kém hơn.
Bệnh nhân có thể phải dùng kháng sinh đặc trị mạnh như vancomycin, linezolid… có nhiều tác dụng phụ.
5. Tăng nguy cơ tử vong
MRSA làm tăng tỷ lệ tử vong so với các chủng tụ cầu vàng không kháng thuốc. Đặc biệt nguy hiểm ở bệnh nhân ICU, hậu phẫu, người suy giảm miễn dịch, người già và trẻ nhỏ.
Phòng tránh MRSA
Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa chuẩn trong bệnh viện.
Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc trong buồng bệnh thường xuyên.
Hạn chế tối đa tập trung đông người, đặc biệt là trong không gian hẹp.
Đảm bảo thông khí tại buồng bệnh, khu vực làm việc.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, tổ chức tập huấn, đào tạo cho nhân viên vệ sinh thực hành đúng quy trình vệ sinh môi trường trong bệnh viện.
Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Ninh luôn đề cao vai trò công tác  kiểm soát nhiễm khuẩn trong hoạt động điều trị và chăm sóc người bệnh, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường. Bệnh viện đã áp dụng nhiều biện pháp như đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên vệ sinh quy trình vệ sinh môi trường, cách pha và sử dụng hóa chất khử khuẩn bề mặt, tổ chức giám sát thường xuyên…nhằm  góp phần phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, xây dựng bệnh viện xanh sạch đẹp.
  



 

Tác giả: Toàn

Nguồn tin: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay8,551
  • Tháng hiện tại272,792
  • Tổng lượt truy cập18,040,976
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi