Siêu âm đàn hồi mô

Chủ nhật - 26/03/2023 07:17
1. Thế nào là siêu âm đàn hồi mô?
Siêu âm đàn hồi mô là kỹ thuật siêu âm giúp xác định được độ cứng của mô thông qua mức độ đàn hồi khi chịu tác động của lực cơ học. Kỹ thuật này không xâm lấn và không gây đau đớn cho người bệnh.
Các mô bệnh lý có thể có cùng độ phản hồi âm, tuy nhiên chúng sẽ có độ cứng khác nhau. Đối với các mô càng ác tính thì độ cứng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, khi đánh giá được độ cứng của vùng mô tổn thương sẽ cung cấp thêm thông tin về bản chất của mô đó cho bác sĩ. Những mô bệnh lý có cùng độ phản âm thì trên hình ảnh siêu âm B mode khó phân biệt được tính chất lành tính hay ác tính.
Siêu âm đo đàn hồi mô là kỹ thuật giúp xác định độ cứng của mô
2. Những điều cần biết về phương pháp siêu âm đo đàn hồi mô
2.1. Kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô được ứng dụng trong các bệnh lý nào?
– Siêu âm đo đàn hồi mô tuyến giáp: Giúp chẩn đoán các nốt trên tuyến giáp
– Siêu âm đo đàn hồi mô tuyến vú: Giúp chẩn doán các khối u vú, ung thư vú
– Siêu âm đo đàn hồi mô gan: Giúp xác định mức độ xơ hóa gan trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao dẫn tới bệnh xơ gan hoặc ung thư gan như: Viêm gan virus B, Virus C, bệnh gan nhiễm mỡ do rượu và một số bệnh chuyển hóa ảnh hưởng tới gan.
– Ngoài ra, còn có một số chỉ định khác như: Siêu âm đo đàn hồi mô lách, tụy, thận, màng hoạt dịch khớp, hạch, da và tuyến tiền liệt (nam giới).
2.2. Quy trình thực hiện kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô
Đầu tiên, bệnh nhân nằm ngửa, tay phải đặt ở phía sau đầu, hít thở nhẹ nhàng. Bác sĩ sẽ ngồi bên phải của người bệnh, hướng mặt về người bệnh và màn hình thiết bị, tay phải cầm đầu dò máy.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ ấn đầu dò bằng một lực nhất định để có thể tác động lên mô tổn thương. Phương pháp này sử dụng chùm sóng siêu âm tần số 50Hz vào mô tổn thương. Sóng siêu âm là sóng dọc và nó tác động vào vùng mô tổn thương một lực cơ học xác định làm cho mô tổn thương bị biến dạng nén theo chiều dọc và giãn theo chiều ngang. Tùy theo độ cứng của mô mà tốc độ của sóng rung động ngang sẽ khác nhau, mô càng cứng thì tốc độ sóng rung động ngang ngày càng tăng.
Đầu dò siêu âm sẽ thu nhận sóng này và thực hiện mã hóa ra bằng màu sắc để tạo ra bản đồ đàn hồi mô, từ đó giúp bác sĩ lượng hóa được độ cứng của mô. Kỹ thuật này thường được thực hiện trong khoảng 10 phút với ít nhất 10 lần đo hợp lệ.
2.3. Ưu điểm của siêu âm đo đàn hồi mô
– Nếu như kỹ thuật siêu âm Doppler được xem là bước ngoặt thứ nhất thì siêu âm đo đàn hồi mô được coi như bước ngoặt thứ hai trong ngành siêu âm, bởi nó cho phép bác sĩ đánh giá được độ cứng của mô và tính chất của mô tổn thương.
– Nâng cao độ đặc hiệu của chẩn đoán, giúp thu hẹp chỉ định sinh thiết mà không bỏ sót các tổn thương.
– Thao tác thực hiện dễ dàng.
– Tiêu chuẩn tham khảo đáng tin cậy giúp cân nhắc thực hiện FNA và chọn được vị trí tối ưu để lấy tế bào.

Siêu âm đo đàn hồi mô mang tới nhiều ưu điểm vượt trội
Có thể thấy, siêu âm đo đàn hồi mô là kỹ thuật giúp phát hiện tình trạng u, xơ, bướu và tầm soát ụng thư hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thực hiện kỹ thuật này cũng rất quan trọng. Tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc giang đã thực hiện siêu âm đàn hồi mô thường quy với các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm. Mọi ý kiến phản hồi, tư vấn Bs. CKI: Lưu Thị Thái – Trưởng Khoa Nội soi-TDCN, liên hệ (sdt: 0912.353.552)
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Nguồn: Khoa Nội soi – Thăm dò chức năng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay15,164
  • Tháng hiện tại241,743
  • Tổng lượt truy cập11,475,811
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi