CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG GÂY MÊ

Thứ năm - 20/04/2023 00:14

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Duy trì thể tích tuần hoàn có vai trò quan trọng để ổn định huyết động và cung cấp oxy cho mô. Liệu pháp dịch truyền là một phần rất cơ bản trong chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau mổ. Tất cả các loại phẫu thuật ngắn, ít xâm nhập đến phẫu thuật rất nặng đều cần được truyền dịch ít nhất là trước mổ và trong mổ. Bác sĩ gây mê hồi sức cần hiểu rõ đặc điểm các loại dịch truyền, chọn loại dịch gì, truyền dịch như thế nào trong từng trường hợp cụ thể.
II.Dung dịch Glucose
1.Đặc điểm chính
Dung dịch có chứa glucose phân tử lượng thấp hoặc trung bình thấp được chỉ định để bù dịch cho bệnh nhân đặc biệt khi bệnh nhân có triệu chứng đói. Dung dịch glucose được dùng dưới nhiều dạng như: Glucose đẳng trương 5% không có điện giải, Glucose 2,5% có chứa điện giải và chất đệm, Glucose ưu trương 10%,…
2.Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định truyền glucose 5% hoặc 2,5% ở nhóm bệnh nhân: Nghiện rượu, được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch toàn bộ trong đó có sử dụng nhiều đường ưu trương, bệnh về tuyến tụy, u tụy tăng tiết insulin.Glucose nồng độ cao(10-30%) cùng với insulin có phối hợp thêm kali được dùng trong trường hợp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân nhằm tránh hạ kali máu.
Chống chỉ định: Bệnh nhân đột quỵ cấp, mổ có nguy cơ thiếu máu não cao như phẫu thuật động mạch cảnh hay phẫu thuật có tuần hoàn ngoài cơ thể, có bệnh phổi mạn tính.
III.Dịch tinh thể
1.Đặc điểm chính
Các loại dịch tinh thể được dùng hiện nay: NaCl 0,9%, Lactat Ringer, …
Trong nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng khi truyền dung dịch NaCl 0,9% cải thiện tỷ lệ sống sót, nhưng khi truyền lượng lớn gây tình trạng nhiễm toan tăng clo ngay cả khi bệnh nhân trong tình trạng ổn định.Để kiểm soát tình trạng nhiễm toan người ta thêm vào muối lactat. Dung dịch mới ra đời có tên lactat ringer, là dịch cân bằng hơn và gần với huyết tương hơn, hạn chế được nhiều rối loạn như kiềm toan, điện giải như khi truyền Nacl 0,9%.Tuy nhiên lactat ringer lại có áp lực thẩm thấu thấp hơn huyết tương nên có thể làm tăng nguy cơ phù kẽ trên một số mô có tổ chức lỏng lẻo. Vì những nhược điểm của một số loại dịch tinh thể trên thay đổi hằng định nội môi như giảm pH máu, rối loạn điện giải nên ngày nay các loại dịch tinh thể cân bằng đã thay thế và được ưu tiên sử dụng trên lâm sàng. Hiện nay Ringer fundin được coi là dịch tinh thể cân bằng.
2.Chỉ định
- Bù dịch khi mất dịch ngoài tế bào, sữa chữa các thiếu dịch trước mổ.
- Bù dịch khi nôn, ỉa chảy, bỏng, rò dịch tiêu hóa.
- Bù dịch do tăng nhu cầu: sốt, mồ hôi, tăng thông khí.
- Mất nước đẳng trương, sữa chữa các thiếu dịch trước mổ.
- Bù dịch trong lòng mạch tạm thời, bù dịch cho trẻ em và người già.
- Duy trì dịch truyền trong và sau phẫu thuật. 
- Thay thế mất máu trong mổ hoặc do chấn thương ( phối hợp với dịch keo).
- Bổ sung ion âm có thể chuyển hóa trong trường hợp suy gan.
3.Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng có một số lưu ý khi sử dụng như sau:
- NaCl 0,9 %: có thể gây toan máu nên không khuyến cáo sử dụng.
- Ringer lactat: cũng khuyến cáo không sử dụng không sử dụng khi bệnh nhân đang có suy thận hoặc có nguy cơ suy thận vì có thể làm nặng thêm toan máu và tăng kali máu.
III.Dịch keo
1. Dung dịch albumin human
1.1. Đặc điểm chính
Albumin là dịch keo tự nhiên góp phần tạo ra 80% áp lực keo trong huyết tương, nhưng trong trường hợp có tăng tính thấm thành mạch thì mối liên quan này không còn giá trị nữa vì những chất khác sẽ tham gia vào tạo áp lực keo. Albumin có thời gian ban thải dài khoảng trên 16 giờ.
1.2. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Dùng để thay thế thể tích tuần hoàn trong sốc nhiễm trùng, bỏng, sốc mất máu.
- Trường hợp giảm mạnh albumin huyết tương như: suy dinh dưỡng, xơ gan.
Chống chỉ định: Khi bệnh nhân có dị ứng với các dịch truyền có albumin.
2. Dung dịch hydroxyethyl starch( HES)
2.1. Đặc điểm chính
Dung dịch HES được phân nhóm khá phức tạp dựa vào các đặc điểm sau đây:
- Nồng độ: nồng độ thấp(6%), nồng độ cao(10%).
- Trọng lượng phân tử trung bình: thấp ( 70kDa), trung bình ( 200kDa), cao ( 450kDa).
- Mức độ thay thế hay tỉ lệ C2/C6.
2.2. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Bệnh nhân mất máu vừa, bệnh nhân trong gây mê thông thường( tụt huyết áp sau khởi mê, tụt huyết áp sau gây tê tủy sống,…) với liều tối đa 30ml/kg/24h và không kéo dài nhiều ngày.
Chống chỉ định: Bệnh nhân nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm trùng, bỏng. 
- Bệnh nhân có rối loạn đông máu, có suy thận hoặc nguy cơ suy thận.
Khuyến cáo mới nhất của FDA khi sử dụng HES ( tháng 6/2013)
- Không dùng HES cho bệnh nhân nguy kịch tại khoa hồi sức.
- Tránh dùng HES cho bệnh nhân suy thận.
- Ngừng HES ngay khi có dấu hiệu suy thận.
- Tránh dùng HES trong phẫu thuật tim hở có tuần hoàn ngoài cơ thể do tăng chảy máu.
3. Dung dịch gelatin
3.1. Đặc điểm chính
Được tổng hợp từ bovi collagen. Có 2 loại dung dịch gelatin: urea- bridged và succinylated. Cả 2 loại đều có trọng lượng phân tử thấp, bù khối lượng tuần hoàn nhanh và được thải trừ rất nhanh qua thận.
3.2. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Dùng thay thế thể tích trong sốc mất máu, bỏng, sốc nhiễm trùng.
- Bệnh nhân rối loạn tuần hoàn đã được truyền dịch tinh thể.
Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với gelatin.
4. Dung dịch dextran
4.1. Đặc điểm chính
Được tổng hợp từ quá trình hydroxylation của polysaccharid vì vậy có nhiều loại có trọng lượng phân tử khác nhau. Hai loại chính là dextran 40 và 70.
4.2. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Dùng thay thế thể tích trong sốc mất máu, bỏng, sốc nhiễm trùng.
- Bệnh nhân có rối loạn tuần hoàn đã được truyền nhiều dịch tinh thể.
- Dự phòng tắc mạch trong phẫu thuật vi tuần hoàn .
Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với dextran.
- Bệnh nhân có rối loạn đông máu, bệnh nhân có suy thận.


 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Gây mê hồi sức:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay16,184
  • Tháng hiện tại317,292
  • Tổng lượt truy cập13,715,508
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi