TẠI SAO KHÔNG NÊN SỬ DỤNG QUẦN ÁO, ĐỒ VẢI CÁ NHÂN KHI NẰM VIỆN

Thứ tư - 06/12/2023 20:13
ất cả bệnh nhân khi nhập viện điều trị đều được cho mượn đồ vải để sử dụng trong thời gian nằm viện. Tùy theo mùa và điều kiện của từng bệnh viện mà người bệnh sẽ được cung cấp các loại đồ vải khác nhau như quần, áo, ga trải giường, chăn, màn… Việc mang trang phục do bệnh viện cung cấp ngoài việc giúp cho nhân viên y tế dễ dàng nhận biết người bệnh, không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót còn mang nhiều ý nghĩa khác, đặc biệt làm hạn chế lây lan mầm bệnh trong bệnh viện. Môi trường trong bệnh viện thường tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh, trong đó có những mầm bệnh nguy hiểm như các chủng vi khuẩn kháng thuốc, HIV, viêm gan B, lao.... Nguồn mang mầm bệnh có thể từ người bệnh đang điều trị tại bệnh viện hoặc từ người thân đến thăm nuôi làm phát tán thông qua các phương thức như tiếp xúc trực tiếp, ho, hắt hơi… đặc biệt vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại sẵn trong quần áo, đồ vải mang từ nhà đến bệnh viện để sử dụng. Quần áo, đồ vải giặt bằng xà phòng thông thường (kể cả giặt tay hay giặt máy) và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng làm giảm một số lượng hạn chế vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên bề mặt. Điều này làm gia tăng nguy cơ lây truyền và nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là vi khuẩn kháng thuốc hiện nay tồn tại ngày càng phổ biến trong cộng đồng do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng chỉ định. Những bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn lây từ ngoài môi trường bao gồm bệnh nhân hậu phẫu, bệnh nhân hồi sức, thở máy, bệnh nhân suy kiệt nằm điều trị dài ngày…
Theo quy định của Bộ Y tế, khi bệnh nhân nằm điều trị bệnh viện có trách nhiệm cho người bệnh mượn đồ vải như quần, áo, chăn, ga…đồng thời, người bệnh phải tuân thủ việc mang trang phục và sử dụng đồ vải do bệnh viện cung cấp theo quy định. Quần áo, đồ vải phục vụ người bệnh phải được phân loại, xử lý sau khi sử dụng theo đúng quy trình, đồ vải bẩn, nhất là đồ vải có máu, dịch tiết phải sử dụng hóa chất chuyên dụng để khử nhiễm, làm sạch trong quá trình giặt.  
Nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn vận hành máy giặt công nghiệp
Tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, đồ vải, quần áo phục vụ cho người bệnh cũng như công tác chuyên môn đều được phân loại, xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện đã trang bị đầy đủ hệ thống máy giặt, máy sấy công nghiệp hiện đại, hệ thống máy bơm hóa chất, các loại hóa chất giặt chuyên dụng. Tùy vào từng loại đồ vải được phân loại sau khi sử dụng mà được nhân viên khoa KSNK lựa chọn chương trình giặt phù hợp. Quần áo, đồ vải bẩn được khử nhiễm nhằm làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh, sau đó được giặt sạch loại bỏ chất bẩn còn bám lại trên bề mặt. Toàn bộ quá trình khử nhiễm, giặt đều được thực hiện khép kín trong máy giặt nên giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Hóa chất tồn dư sẽ được trung hòa trước khi kết thúc chương trình giặt giúp hạn chế tình trạng kích ứng da cho người sử dụng. Quần áo, đồ vải sau khi giặt sẽ được sấy khô bằng máy sấy công nghiệp ở nhiệt độ từ 65 -80 độ C, tùy vào chất liệu vải. Ở trong khoảng nhiệt độ và thời gian này, hầu hết các vi sinh vật gây bệnh còn lại sẽ bị tiêu diệt. Đây là ưu điểm vượt trội so với việc người bệnh tự giặt, phơi hoặc mang đồ vải, trang phục từ ngoài vào để sử dụng. Do vậy, đồ vải, quần áo khi cấp phát cho người bệnh sử dụng luôn đảm bảo sạch sẽ, an toàn, người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm sử dụng mà không cần tự giặt hay mang quần áo, đồ vải từ nhà vào. Điều này góp phần không nhỏ nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm lây lan vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt vi khuẩn kháng thuốc cho người bệnh và cho cộng đồng.

 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay23,462
  • Tháng hiện tại85,794
  • Tổng lượt truy cập11,319,862
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi