CHỤP XQUANG TUYẾN VÚ

Thứ sáu - 24/11/2023 04:38
I. ĐẠI CƯƠNG
Chụp X quang tuyến vú (mammography) là phương pháp chụp X quang đặc biệt, dùng một lượng tia X rất nhỏ để ghi hình ảnh chi tiết của tuyến vú nhằm phát hiện đặc điểm những khối u vú, đặc biệt là vi vôi hóa khi chưa sờ thấy u qua thăm khám. Mục đích của việc chụp phim nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Chụp tuyến vú đã trở thành một thăm khám định kỳ không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Chụp tuyến vú kết hợp siêu âm tuyến vú và xét nghiệm tế bào là bộ ba kỹ thuật căn bản chẩn đoán các bệnh tuyến vú.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định
- Sàng lọc ung thư vú
- Tầm soát ung thư vú chỉ chụp 1 phim tư thế chếch:
- Phụ nữ trên 40 tuổi được khuyến cáo nên chụp vú định kỳ: 1lần/năm
- Phụ nữ kèm tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú
- Tự sờ thấy khối khu trú trong vùng tuyến vú
- Phụ nữ có con đầu tiên sau 30 tuổi hoặc vô sinh.
- Khẳng định một chẩn đoán lâm sàng
- Chỉ định này đặc biệt có ý nghĩa khi chẩn đoán lâm sàng xác định là ung
thư nhưng chẩn đoán tế bào học lại âm tính.
- Hỗ trợ cho các trường hợp chẩn đoán lâm sàng
- Khi có khó khăn hoặc còn nghi ngờ, do dự: chụp vú giúp cho loại trừ một
ung thư vú trong các trường hợp loạn sản, phát hiện bệnh Paget không có u vú và
bệnh vú to ở nam giới.
- Chẩn đoán loại trừ các trường hợp ung thư vú không triệu chứng
- Khi các người bệnh không có hoặc chỉ có các triệu chứng mơ hồ ở vú mà
người thầy thuốc vẫn cảnh giác và người bệnh vẫn lo ngại (vì có thể họ thuộc nhóm
có nguy cơ cao) thì có chỉ định chụp X quang tuyến vú. Luôn luôn chụp X quang
tuyến vú bên đối diện, cho phép loại trừ một ung thư vú ở cả hai bên hoặc một ổ
ung thư tiên phát ở những người bệnh đã có di căn.
- Hướng dẫn sinh thiết vú được chính xác hơn
- Chụp X quang tuyến vú cho phép định vị nơi định sinh thiết và giúp phẫu
thuật viên xác định được chính xác hơn vùng tổ chức định cắt bỏ cũng như chiến
thuật điều trị (bảo tồn hay triệt để).
- Theo dõi tiến triển tổn thương tuyến vú
- Chụp X quang vú rất có ích để theo dõi một tổn thương không được phẫu
thuật và cũng là cách để theo dõi định kỳ vú bên kia sau khi đã cắt bỏ một vú, bởi
vì vú còn lại cũng có nguy cơ bị ung thư khá cao.
2. Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối
- Chống chỉ định tương đối: phụ nữ có thai
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa
- Kỹ thuật viên điện quang
2. Phương tiện
- Máy chụp X quang chuyên dụng
- Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ
3. Người bệnh
- Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
- Cần được khai thác một số đặc điểm sau
- Số lần có thai
- Tiền sử ung thư vú trong gia đình
- Đã và đang được điều trị bằng liệu pháp hormon gì
- Đã được phẫu thuật gì
- Có được đặt túi độn ngực Silicon không
- Kết quả khám vú lần trước nếu có.
4. Phiếu xét nghiệm
Có phiếu chỉ định chụp X quang tuyến vú
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chụp hướng chếch giữa bên (MLO - Mediolateral Oblique)
- Đặt vú trên bàn chụp. Chỉnh tấm plastic của máy đè ép vú theo hướng
chếch tạo với mặt phẳng đứng qua trục giữa cơ thể 1 góc khoảng 40 - 70 (thông
thường 45). Đè ép tối đa làm mỏng tuyến vú nhưng không gây đau.
- Chùm tia X sẽ đi từ trên xuống dưới và ra ngoài, vuông góc với phim, qua
phần giữa vú.
- Tiêu chuẩn phim:
+ Phải lấy được toàn bộ hình ảnh mô vú bao gồm từ cơ ngực lớn đến núm vú
và phần tuyến gần hố nách.
+ Phần lớn cơ ngực trải dài tới đường sau núm vú, thấy lớp mỡ sau tuyến.
2. Chụp hướng mặt - tư thế trên dưới (CC - Craniocaudal)
Là tư thế bổ sung cho tư thế chếch giữa bên.
- Người bệnh sẽ ngồi trước máy chụp, đặt vú cần chụp lên bàn chụp.
- Chỉnh tấm plastic phẳng và trong của máy đè lên bên trên để ép vú theo
mặt phẳng ngang (hướng đầu chân).
- Chùm tia X đi từ trên xuống dưới, vuông góc với phim, qua phần giữa vú.
- Tiêu chuẩn phim:
+ Đưa được tất cả các mô sau giữa vú vào phim.
+ Núm vú ở chính giữa tránh hụt mô bên, núm vú tách ra ngoài vú.
3. Chụp tư thế nghiêng giữa bên (ML - Mediolateral)
- Chỉnh tấm plastic phẳng và trong của máy đè ép vú theo hướng thẳng trục
với trục dọc của cơ thể.
- Chùm tia X sẽ đi ngang từ trong ra, qua mặt trong vú và vuông góc với
phim.
4. Các tư thế bổ sung
- Các tư thế thay đổi
- Bằng cách xoay vú trên bàn chụp phim.
- Bằng cách thay đổi độ ép.
- Bằng cách thay đổi tia trung tâm.
- Chếch 1 độ nhỏ (5 o  -10 o ).
- Chụp tiếp tuyến
- Để phân tích bờ và các liên quan của khối u.
- Xác định vôi hóa trong hay ngoài tuyến vú.
- Chụp phóng đại
- Tìm các tổn thương nhỏ, các vi vôi hoá.
- Phân tích chi tiết tổn thương cấu trúc vú.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Phim chụp cân đối, đúng kỹ thuật, bộc lộ được cấu trúc tuyến, tổ chức mỡ
dưới da thành ngực và hố nách hai bên
- Hiển thị được tổn thương nếu có
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Kỹ thuật này không có tai biến.
- Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ
bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh …

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Chẩn đoán hành ảnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay23,462
  • Tháng hiện tại80,015
  • Tổng lượt truy cập11,314,083
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi