UNG THƯ VÀ THỜI GIAN SỐNG THÊM
quyen quang
2023-12-06T20:16:53-05:00
2023-12-06T20:16:53-05:00
https://bvungbuoubg.com/tin-trong-nganh/ung-thu-va-thoi-gian-song-them-772.html
https://bvungbuoubg.com/uploads/news/2023_12/image-20231207081604-1.jpeg
Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang
https://bvungbuoubg.com/uploads/untitled2.png
Thứ tư - 06/12/2023 20:16
Khi biết mình bị ung thư cũng là lúc chúng ta phải đối mặt với sự thật rằng ta dễ bị tổn thương do bệnh tât, sự sống đối với chúng ta là mong manh, rồi ta sẽ phải chết và thời gian của ta là hữu hạn. Mỗi bệnh nhân ung thư luôn có cho mình động lực phía sau trong cuộc chiến giành giật sự sống của chính mình. Có người sống vì gia đình, có người sống để đạt được những mục tiêu nào đó trong cuộc đời, có người sống để hoàn thiện những tiềm năng và những sự nỗ lực bên trong họ và câu hỏi luôn được đặt ra cho mỗi bác sỹ chuyên ngành ung thư là “Tôi sẽ sống được bao lâu?” Đó là câu hỏi của bệnh nhân và người thân hay hỏi nhất khi được chẩn đoán ung thư.
Tuy nhiên, bác sỹ không phải là người có thể tiên đoán trước được tương lai. Lúc này, bác sỹ sẽ phải dựa vào kinh nghiệm của những bệnh nhân đã mắc ung thư trước đó, trong các nghiên cứu, để đưa ra những ước tính trên những con số cụ thể. Những con số này được gọi là tỷ lệ sống thêm.
1. Tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân ung thư là gì?
Tỷ lệ sống thêm (survival rate), hay còn gọi là thống kê sống thêm (survival statistic), cho biết phần trăm những người bị ung thư có thể tiếp tục sống sau khoảng thời gian nhất định. Mốc thời gian thường được sử dụng là 5 năm.
Tỷ lệ sống thêm được xác định dựa vào nghiên cứu những thông tin thu thập được của hàng trăm hoặc hàng nghìn người, với cùng một loại ung thư cụ thể. Nhiều yếu tố được sử dụng để đánh giá tỷ lệ sống thêm như:
- Loại ung thư
- Giai đoạn bệnh
- Tuổi
- Thời gian diễn biến.
Tỷ lệ sống thêm thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Ví dụ, 56% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Trong khi, ở giai đoạn muộn (còn gọi là giai đoạn di căn), tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân chỉ còn là 5%.
2. Ý nghĩa của tỷ lệ sống thêm
– Giúp tiên lượng: Kinh nghiệm của những bệnh nhân ung thư trước đó (với cùng tình trạng bệnh, tuổi và sức khỏe), có thể cho những gợi ý về khả năng chữa khỏi ở những bệnh nhân khác. Những gợi ý này sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của mình.
– Lên kế hoạch điều trị: Tỷ lệ sống thêm được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư. Những thông tin này sẽ giúp bác sỹ và bệnh nhân cân nhắc lợi và hại khi lựa chọn các phương pháp điều trị.
Ví dụ, nếu 2 phương pháp điều trị có hiệu quả như nhau về thời gian sống thêm, thì bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị có ít tác dụng phụ hơn.
3. Những hạn chế của tỷ lệ sống thêm
Tỷ lệ sống thêm có thể khiến bệnh nhân ung thư lo lắng. Tỷ lệ sống thêm chỉ có thể đưa ra những gợi ý cho số đông bệnh nhân ung thư có cùng tình trạng bệnh, nhưng nó không thể đưa ra ước đoán cho từng bệnh nhân cụ thể. Ví dụ, tỷ lệ sống thêm 5 năm của ung thư bàng quang là 77%. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân không thể biết được mình sẽ nằm trong số 77 người còn sống, hay trong số 23 người không còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán.
Dữ liệu thống kê không thể chứa đựng tất cả những điều kiện y tế mà bệnh nhân có. Nếu sức khỏe tốt, thì bệnh nhân hoàn toàn có khả năng sống lâu hơn so với những con số thống kê trước đó.
4. Khi nào bệnh ung thư được gọi là “khỏi”?
Từ “chữa khỏi” (cure) thường không được sử dụng trong ung thư. Đôi khi, chúng ta không thể phát hiện được những tế bào ung thư có thể vẫn còn trong cơ thể sau khi điều trị. Những tế bào này có thể khiến ung thư tái phát sau này.
Cộng đồng y khoa thường xem nhiều loại ung thư được gọi là “chữa khỏi” khi không thể tìm thấy ung thư sau 5 năm kể từ ngày chẩn đoán. Điều này không có nghĩa ung thư sẽ không tái phát sau 5 năm. Tuy nhiên, phần lớn ung thư, nếu không tái phát trong vòng 5 năm đầu sau khi được chẩn đoán, thì khả năng tái phát sau đó là rất thấp.
5. Tỷ lệ sống thêm của một số bệnh ung thư
Tóm lại, hãy nhớ rằng tỷ lệ sống thêm là ước tính và thường dựa trên kết quả trước đó của một số lượng lớn những người mắc ung thư. Nhưng chúng không thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra với từng trường hợp cụ thể. Những số liệu thống kê này có một số hạn chế. Đôi khi, có thể gây nhầm lẫn và lo lắng cho bệnh nhân. Câu hỏi “tôi sẽ sống được bao lâu?” sẽ không bao giờ có một câu trả lời chính xác.
Nguồn tổng hợp: