XÉT NGHIỆM PAP CÓ Ý NGHĨA GÌ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

Thứ ba - 21/11/2023 04:22
  1. Xét nghiệm PAP thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm này được Georgios Nikolaou PAPanikolaou - bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp tìm ra. Vì thế, tên gọi của xét nghiệm này được lấy theo tên ông, đến nay vẫn được sử dụng hiệu quả trong y học.
Với xét nghiệm PAP, bác sỹ sẽ thu thập mẫu tế bào ở bề mặt cổ tử cung, sau đó bảo quản trong lọ đựng mẫu chuyên dụng hoặc phết PAP để xem xét dưới kính hiển vi. Việc kiểm tra các tế bào trực tiếp này giúp bác sỹ tìm ra sự thay đổi, biến dạng bất thường nếu có. 
Xét nghiệm này đặc biệt hiệu quả để phát hiện và tìm kiếm những tế bào biến đổi có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP cũng có thể tìm những tế bào biến đổi hình thái do nguyên nhân nhiễm virus HPV (PAPillomavirus) ở người - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt 2 chủng loại 16 và 18 có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV có thể thực hiện đồng thời hoặc sau khi kết quả xét nghiệm này phát hiện dấu hiệu bất thường.

Xét nghiệm PAP có thể thực hiện cùng xét nghiệm HPV
2. Những ai nên thực hiện xét nghiệm PAP?
Đây là xét nghiệm chuyên dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể thực hiện cùng kiểm tra phụ khoa và xét nghiệm HPV (với phụ nữ trên 30 tuổi). 
Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, sinh sản mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm này từ bao giờ và lặp lại xét nghiệm bao lâu 1 lần. Thông thường, xét nghiệm PAP được khuyên dùng từ độ tuổi 21 trở đi, lặp lại sau mỗi 2 - 3 năm. Từ 30 tuổi trở đi, xét nghiệm PAP được khuyến cáo thực hiện sau 3 - 5 năm, kết hợp với xét nghiệm HPV. 
Với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao sẽ cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn, gồm:
  • Có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
  • Phết PAP phát hiện tế bào tiền ung thư.
  • Nhiễm HIV.
  • Từng thực hiện hóa trị, ghép nội tạng, sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài khiến hệ miễn dịch suy yếu.
3. Những điều cần biết về xét nghiệm PAP
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Để xét nghiệm PAP cho kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần:
- Tránh quan hệ tình dục trước 2 - 3 ngày khi xét nghiệm.
- Không sử dụng thuốc đặt âm đạo, băng vệ sinh, bọt tránh thai, thụt rửa âm đạo,...
- Nên thực hiện xét nghiệm tốt nhất là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 5 ngày Trong những ngày đèn đỏ, xét nghiệm này vẫn có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo kết quả chính xác.
- Đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm vì khi thực hiện, bàng quang đầy sẽ khiến bạn khó chịu.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được hỏi một số vấn đề liên quan đến xét nghiệm và đánh giá kết quả như:
  • Bạn có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gì không?
  • Bạn có đang mang thai không?
  • Bạn có sử dụng biện pháp tránh thai?
  • Lần kinh nguyệt cuối cùng là ngày nào và kéo dài bao nhiêu lâu?
  • Âm đạo bạn có triệu chứng ngứa rát, đỏ, lở loét hay không?
  • Bạn đã từng thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật khác ở cơ quan sinh sản chưa?
  • Bạn đã từng thực hiện xét nghiệm này hay chưa và nếu có thì kết quả như thế nào?

Xét nghiệm PAP nhanh chóng, không gây đau đớn
Quá trình xét nghiệm 
Quá trình lấy mẫu xét nghiệm diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản, thường chỉ vài phút bác sỹ sẽ thực hiện xong. Bạn sẽ được các y tá và bác sỹ hướng dẫn thực hiện xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm không gây đau đớn, nhưng có thể khiến bạn không thoải mái, cố gắng làm trống bàng quang trước khi khám, hít thở sâu và thư giãn.
Khi lấy mẫu, bạn sẽ cần nằm ở tư thế khám phụ khoa như sau: nằm ngửa, hai chân dang rộng, gối gập, thả lỏng người. Bác sỹ sẽ chèn dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại để bôi trơn âm đạo, sau đó sử dụng mỏ vịt để nhìn thấy rõ cổ tử cung. Sau khi khám trực quan cổ tử cung, bác sỹ sẽ dùng tăm bông hoặc bàn chải lấy mẫu chuyên dụng để lấy tế bào ở cổ ngoài và cổ trong tử cung. 
Hai mẫu tế bào này sẽ được phết trên lam kính, rồi đưa đến phòng thí nghiệm phân tích. Thông thường, sau khoảng nửa ngày đến 1 ngày thì bạn sẽ nhận được kết quả.
Sau khi xét nghiệm
Sau khi xét nghiệm, bệnh nhân hoàn toàn có thể hoạt động bình thường, biến chứng có thể xảy ra như chảy máu âm đạo. Nếu chảy máu âm đạo quá nhiều, hãy thông báo với bác sỹ để kịp thời xử lý.

Mẫu tế bào cổ tử cung được phân tích dưới kính hiển vi
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có các tế bào bất thường và HPV dương tính nếu có, bạn sẽ cần phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác. 
Đây là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng. Vì thế, việc sàng lọc thường xuyên rất quan trọng. Các nghiên cứu, số liệu chứng minh đều cho thấy, xét nghiệm sàng lọc định kỳ sẽ phát hiện được hầu hết các thay đổi của cổ tử cung, để kịp thời điều trị trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Nguồn tổng hợp.

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Giải Phẫu Bệnh- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay23,462
  • Tháng hiện tại82,198
  • Tổng lượt truy cập11,316,266
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi