CEA-Xét nghiệm theo dõi hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng (Carcinoma Embryonic Antigen)

Thứ năm - 16/05/2024 23:40
CEA-Xét nghiệm theo dõi hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng (Carcinoma Embryonic Antigen)
CEA ( carcinoembryonic antigen) có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán ung thư đại trực tràng (giúp phân giai đoạn) cũng như theo dõi đáp ứng điều trị và diễn biến ung thư đại trực tràng. Ngoài ra trong một số bệnh lý ác tính khác CEA cũng tăng (ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư tụy..) hoặc tăng trong một số bệnh lành tính như polyp đại tràng, viêm ruột non, xơ gan, COPD, viêm đại tràng

 
1. CEA là gì?
CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhày bình thường nhưng số lượng có thể tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma), đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Nồng độ trong mô cao nhất của CEA được thấy ở ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát và di căn gan của ung thư này, với nồng độ CEA trong màng nhày đại tràng có thể cao gấp 500 lần giá trị bình thường. CEA cũng thể hiện quá mức trong các ung thư biểu mô khác như ung thư dạ dày, phổi, ... Từ các tế bào ung thư biểu mô, CEA được bài tiết vào máu tuần hoàn. CEA có thời gian bán hủy là khoảng 2 - 8 ngày.
2. Ý nghĩa của CEA
Trong ung thư đại trực tràng, giá trị CEA có thể được sử dụng để tiên lượng và phát hiện khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Giá trị CEA trước phẫu thuật cũng là một giá trị tiên lượng và xác định giai đoạn của khối u. Nói chung, các khối u có giá trị CEA cao tiên lượng rất xấu.
Sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng, giá trị CEA huyết tương sẽ giảm xuống dần và trở về mức bình thường trong 4 đến 6 tuần lễ. Trong ung thư đại trực tràng, việc xét nghiệm hàng loạt CEA huyết tương là một phương pháp không xâm lấn nhạy nhất để chẩn đoán tái phát của khối u sau phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát.
Đối với mỗi bệnh nhân, một giá trị CEA huyết tương ban đầu được xác định làm nền cho sự theo dõi sự diễn biến của bệnh. Khi giá trị CEA tăng dai dẳng ít nhất trên 2 tháng, có khả năng ung thư bị tái phát.
Trong các ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy... Giá trị CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng 50-70% số các trường hợp .
Ngoài ra, giá trị CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính, gây nên hiện tượng dương tính giả, chẳng hạn như khi viêm phổi, khí phế thũng, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính...
Cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA và tăng nồng độ CEA không phải lúc nào cũng do ung thư nên CEA không được khuyến cáo để sàng lọc trong cộng đồng dân cư không triệu chứng. Đối với nhóm bệnh nhân ung thư đại trực tràng thì định lượng nồng độ CEA được khuyến cáo chỉ định trước và 3 tháng/lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật.
3. Nồng độ CEA trong cơ thể tăng do các nguyên nhân nào gây nên?
Nồng độ CEA ở người bình thường ở mức dưới 3ng/ml. Có người nồng độ CEA bằng 0. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nồng độ này có thể tăng lên do các nguyên nhân sau:
- Những người hay hút thuốc lá sẽ có nồng độ CEA trong máu cao hơn người bình  thường.

Những người hay hút thuốc lá sẽ có nồng độ CEA trong máu cao hơn người bình thường
- Người mắc các bệnh về ung thư hoặc các biến thể khác của ung thư cũng có nồng độ CEA cao hơn những người không mắc bệnh. Các bệnh này thường là viêm gan, xơ gan, u trực tràng, các bệnh về phổi hay u vú lành tính,... Tuy nhiên, nồng độ CEA của họ cũng không vượt quá ngưỡng 10ng/ml.
4. Sử dụng CEA khi nào?
Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.
Đôi khi xét nghiệm CEA có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây không phải là một xét nghiệm sử dụng chung cho tất cả các ung thư vì CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nó vẫn có thể được chỉ định để có thể cung cấp thêm thông tin cho chẩn đoán tùy bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.
Một xét nghiệm CEA ban đầu thường được thực hiện trước khi điều trị như một giá trị “nền”. Nếu giá trị CEA tăng thì có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng đối với điều trị và phát hiện sớm tái phát, di căn.
Ngoài ra, CEA trong một mẫu chất dịch cơ thể có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn lan rộng đến một khoang cơ thể (ví dụ, dịch phúc mạc, dịch màng phổi hoặc dịch não tủy).
5. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm nồng độ CEA
Xét nghiệm nồng độ CEA mang rất nhiều ý nghĩa trong theo dõi điều trị bệnh:

5.1. Đối với điều trị và theo dõi tái phát

Nếu nồng độ CEA giảm dần về mức bình thường đồng nghĩa với việc quá trình điều trị đã mang lại kết quả tốt. Bệnh ung thư đã được điều trị thành công. Còn trường hợp ngược lại, nồng độ CEA tăng lên một cách đều đặn thì rất đáng lo ngại. Đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tái phát.

5.2. Đối với việc tiên lượng, xác định các giai đoạn của bệnh ung thư

Đối với các xét nghiệm đầu tiên, nếu khối u nhỏ và ung thư giai đoạn đầu thì nồng độ CEA chưa rõ ràng. Chỉ số CEA lúc này vẫn ở mức bình thường hoặc hơi cao một chút. Đến khi khối u phát triển đến một kích thước lớn hoặc người mắc bệnh ung thư giai đoạn sau thì nồng độ CEA mới tăng cao rõ rệt. Lúc này thì khối u đã lan ra khắp cơ thể.
5.3. Theo dõi di căn
Nếu như CEA tìm thấy trong dịch của một bộ phận khác trên cơ thể ngoài máu thì có thể tế bào ung thư đã tấn công và lây lan rộng hơn
Vậy thì kết quả xét nghiệm CEA như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường
5.4 Đối với xét nghiệm máu
Người không hút thuốc, sức khỏe bình thường thì CEA nằm trong khoảng từ 0-2.5 ng/mL.
Khi CEA lớn hơn 5ng/mL
Có hút Thuốc, sức khỏe bình thường thì CEA có thể dưới 5 ng/mL và dưới 10 ng/mL thì có thể là bệnh lành tính.
Có thể nói, nếu chỉ dựa vào chỉ số CEA thì không thể đánh giá chính xác căn bệnh mình có thể đang mắc. Việc chẩn đoán cần thực hiện kết hợp với nhiều phương pháp khác như: nội soi đại trực tràng, Sinh thiết... vì thế, nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín để được Bác sĩ khám cụ thể.
Hiện nay tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Bắc Giang, việc xét nghiệm CEA cũng như nhiều dấu ấn ung thư khác được triển khai trên hệ thống máy hiện đại, đảm bảo cho kết quả chính xác nhất, góp phần rất lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho nhân dân ./.
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: khoa xét nghiệm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay5,432
  • Tháng hiện tại52,280
  • Tổng lượt truy cập11,984,573
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi