UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI

Chủ nhật - 28/08/2022 20:59
UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI
Yếu tố nguy cơ, triệu chứng, hướng điều trị.

I. TỔNG QUAN:
1. Đại cương:
- Ung thư phế quản phổi nguyên phát là ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản (khoảng 85%), phế nang (khoảng 15%).
- Ung thư phế quản phổi chẩn đoán sớm thường khó khăn và tốn kém. Phần lớn được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Chẩn đoán Ung thư phế quản phổi cần phối hợp nhiều phương pháp: Lâm sàng, X quang, chụp cắt lớp vi tính, nội soi, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm mô bệnh học…
- Dựa vào mô bệnh học, ung thư phế quản phổi chia làm 2 thể bệnh chính: Ung thư phổi không tế bào nhỏ và Ung thư phổi tế bào nhỏ.
2. Dịch tễ học:
- Ung thư phổi hay còn gọi là ung thư phế quản phổi là một bệnh lý ác tính phổ biến trên toàn thế giới, tỷ lệ cao ở các nước công nghệp phát triển và có chiều hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển.
- Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau ung thư gan với khoảng 26.000 ca mắc mới mỗi năm và khoảng 23.000 ca tử vong cùng năm đó. Hiện nay, đến 75% bệnh nhân ung thư phổi ở nước ta phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Chỉ 25 – 30% bệnh nhân đến bệnh viện khám ở giai đoạn sớm, khi ấy việc phẫu thuật điều trị có thể triệt căn được. Tuy nhiên đáng tiếc là, các bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện ra bệnh đều vào những giai đoạn muộn.
- Độ tuồi và giới mắc:
+ Tuổi từ 40 - 60 tuổi, hay gặp nhất là độ tuổi 45- 55 tuổi.
+ Bệnh gặp ở Nam cao gấp 10- 12 lần so với nữ.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ:
1. Thuốc lá: Là yếu tố quan trọng nhất, ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới. Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã hoặc đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5%  do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
2. Amian: Gặp ở những công nhân sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Ngươi tiếp xúc với Amian có nguy cơ mắc cao găp 90 lần so với người không tiếp xúc.
3. Yếu tố mội trường:  Ô nhiễm khí quyển, trong khí quyển, đặc biệt các vùng thành phố, khu công nghiệp có nhiều chất gây ung thư như: Hydrocacbon thơm nhiều vòng, nhiễm các muối như thạch tính, arsen, Niken, Crom…
4. Yếu tố nghề nghiệp:
- Phóng xạ: Tỷ lệ mắc ung thư phổi thường cao hơn ở những công nhân làm việc liên quan đến phóng xạ.
- Bệnh bụi phổi:
5. Yếu tố di truyền:
- Bệnh U nguyên bào võng mạc làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Đột biến gien P53 làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, tron đó có ung thư phổi.
- Đột biến vùng gen EGFR làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi loại biểu mô tuyến ở nữ giới không hút thuốc.
6. Yếu tố thuận lợi:  Lao phổi, viêm phế quản mạn, sẹo phổi, chấn thương phổi.
III- GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI
Hầu hết ung thư phế quản phổi là ung thư biểu mô (carcinôm).
* Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
- Ung thư tế bào nhỏ chiếm 20% số trường hợp, tế bào có nguồn gốc từ hệ thần kinh-nội tiết.
- Ung thư không tế bào nhỏ chiếm 80% các trường hợp
IV- DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI
- Tổn thương ung thư phổi thường xuất phát từ biểu mô phủ hoặc biểu mô tuyến của phế quản. Một ít trường hợp xuất phát từ phế nang. Khi bướu phát triển sẽ xâm lấn vào nhu mô phổi, hoặc lan rộng trong lòng phế quản. Bướu lớn hơn sẽ xâm lấn vào các cơ quan lân cận như màng phổi, thành ngực, cơ hoành, các cơ quan trong trung thất (màng tim, các mạch máu lớn, thực quản, thân đốt sống).
Tổn thương ung thư phế quản phổi thường di căn hạch cuống phổi, hạch rốn phổi, hạch trung thất, hạch trên đòn.
Di căn xa theo đường máu rất thường gặp. Thường cho di căn xương, gan, tuyến thượng thận, não. Có thể di căn phổi đối bên (theo đường khí).
http://benhvienk.vn/data/media/1601/images/ung-thu-phoi.jpg
V. TRIỆU CHỨNG:
* Khoảng 25% được phát hiện tình cờ.
* Triệu chứng toàn thân gặp ở 30% bệnh nhân gồm: Sụt cân, chán ăn, sốt.
  • Ho dai dẳng, khạc ra máu, khò khè, thở rít, do bướu phát triển, kèm hiện tượng viêm kích thích thường xuyên lên niêm mạc phế quản gây ho, hay gặp ở bệnh nhân có khối u vùng trung tâm.
+ Ho ra máu, do bướu phát triển kèm tăng sinh mạch máu nên dễ xuất huyết, hoặc do bướu ăn lan vào các mao mạch, mạch máu.
+ Thở rít, khó thở, do bướu làm hẹp lòng phế quản hoặc tắc nghẽn phế quản dẫn đến xẹp thùy phổi.
+ Nhiễm trùng, do sự tắc nghẽn phế quản và bội nhiễm dẫn đến viêm phổi, áp xe phổi.
  • Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, khi bướu xâm lấn vào các cấu trúc này.
  • Đau ngực, do bướu xâm lấn thành ngực, hay gặp khối u ở vùng ngoại vi.
  • Đau vai và cánh tay; đây còn gọi là Hội chứng Pancoast, gồm bướu đỉnh phổi, xâm lấn gây hủy xương sườn số 1 và chèn ép mạng thần kinh cánh tay.
  • Khàn tiếng, do bướu trong lồng ngực chèn ép dây thần kinh X, nhánh hồi-thanh quản.
  • Phù áo khoác, thường do hạch trung thất to, chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
  • Di căn ngoài lồng ngực: Gặp ở 50% tế bào vảy, 80% Ung thư tê bào tuyến và tế bào lớn, trên 95% ung thư tế bào nhỏ.
  • Những rối loạn nội tiết gặp ở 12% bệnh nhân:
+ Hội chứng cận U là biểu hiện của ung thư phổi hoặc là dấu hiệu đầu tiên của di căn xa.
+ Tăng Calxi máu (Ung thư biểu mô vảy).
+ Hội chứng tăng Hormon kháng lợi niệu không thích hợp.
- Rối loạn của mô liên kết:
+ Ngón tay dùi trống: Gặp ở khoảng 30% bệnh nhân, thường do ung thư không tế bào nhỏ.
+ Phì đại các khớp xương: Gặp từ 1%- 10% bệnh nhân, thường do ung thư tuyến.
VI. CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN:
1. Triệu chứng lâm sàng:
2. Chụp x quang lồng ngực:
- Xác định vị trí khối U.
- Thấy được hình ảnh xẹp phổi hay khí phế thũng do chèn ép.
- Có thể thấy được hạch quanh rốn phổi.
3. Chụp CT.Scanner (cắt lớp vi tính) lồng ngực giúp xác định:
- Vị trí, kích thước khối U, hạch trung thất, hạch vùng rốn phổi.
- Các tổn thương di căn trong lồng ngực.
4. Nội soi phế quản:
- Quan sát được những tổn thương trong lòng phế quản.
- Sinh thiết khối u trong lòng phế quản hay sinh thiết xuyên phế quản.
- Hút chất dịch trong lòng phế quản.
5. Xét nghiệm giải phẫu bệnh: Khảo sát này giúp xác định.
- Xác định tổn thương lành tính hay ác tính.
- Phân loại tế bào học của khối u.
- Xác định nguồn gốc của một khối U.
VII. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
1. Ung thư phổi tế bào nhỏ:
* Giai đoạn khu trú: Hóa trị và xạ trị bổ sung (Nếu thể trạng còn tốt).
* Giai đoạn lan tràn: Hóa trị (Nếu thể trạng còn tốt)
2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ:
* Giai đoạn I: - Phẫu thuật cắt U.
- Xạ trị: Nếu bệnh nhân không phẫu thuật được.
* Giai đoạn II: - Phẫu thuât và /hoặc hóa trị.
- Xạ trị: Nếu bệnh nhân không phẫu thuật được.
* Giai đoạn IIIA: - Hóa trị, xạ trị, xém xét phẫu thuật.
* Giai đoạn IIIB: - Hóa trị, xạ trị.
* Giai đoạn IV: - Điều trị triệu chứng, xem xét hóa trị.
 
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa nội tổng hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay15,519
  • Tháng hiện tại327,467
  • Tổng lượt truy cập13,725,683
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi