- Đặt vấn đề
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ, vì vậy vấn đề gây mê và hồi sức sau mổ cho trẻ có những khác biệt so với người lớn. Bác sĩ gây mê cần hiểu rõ những đặc điểm sinh lý, giải phẫu của trẻ , trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp gây mê phù hợp để tránh được các tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
- Những tai biến thường gặp trong gây mê trẻ em và cách xử trí
- Tiếng rít thanh quản
+ Đường thở bị tắc do đờm dãi tiết ra chảy vào vùng thanh môn hoạc bởi một dị vật trong miệng. Cần lập tức tìm nguyên nhân để xử trí nếu đờm dãi thì phải hút sạch, nếu có dị vật phải lấy đi và cho trẻ thở oxy qua mask, nâng cầm trẻ lên và giữ thông thoáng đường thở,
- Thở khò khè trong khí quản
+ Thường do co thắt khí quản, khi bệnh nhân nôn hay trào ngược, chất trào ngược chảy vào khí quản hoặc trẻ hít vào, do ống nội khí quản bị xoắn, do trẻ cố gắng ho khi gây mê hoặc do suy tim trái. Cần tìm nguyên nhân để xử trí, người gây mê nhanh chóng kiểm tra vị trí đặt nội khí quản xem đã đúng vị trí chưa, nếu tắc do dịch tiết hoặc do dịch trào ngược vào trong ống nội khí quản thì hút sạch.
- Co thắt thanh quản
+ Co thắt thanh quản thường xảy ra sớm lúc khởi mê, lúc còn mê nông do đột ngột trẻ hít quá nhiều thuốc mê, vì vậy lúc khởi mê cần từ từ, nếu co thắt thanh quản phải tạm dừng thuốc mê, cho thở oxy sau đó tiếp tục cho thuốc mê từ từ.
+ Gây mê bằng thiopental hay bằng ketamin cũng thường gặp phải tai biến này do thuốc tăng tiết đờm dãi, đờm dãi chảy vào thanh môn kích thích dây thanh làm co thắt thanh quản. Vì vậy trong quá trình khởi mê cũng như duy trì mê bao giờ cũng phải chuẩn bị sẵn các phương tiện hồi sức
- Co thắt khí phế quản
+ Thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản, viêm khí quản, hen phế quản, hen tim. Vì thế cần phải thăm khám bệnh nhân cẩn thận trước gây mê.
- Ngừng thở
- Ngừng tim