DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Thứ hai - 18/09/2023 20:30
DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, rất ít bệnh nhân biết nên ăn uống thế nào cho hợp lý. Không những thế, nhiều người bệnh còn áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt như ăn thực dưỡng, ăn chay trường để hạn chế sự phát triển của khối u.
Chế độ ăn khắc nghiệt
Khi biết mình bị mắc bệnh ung thư, nhiều người bệnh đã áp dụng một chế độ dinh dưỡng khắc nghiệt, loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm nhiều muối như dưa cà, đồ nướng, đồ uống có gas, thịt bò... Thực đơn hằng ngày của họ hầu như chỉ xoay quanh rau xanh, ngũ cốc, trái cây, sữa, hoặc rất ít thịt gà hoặc thịt lợn.
Nhiều người lại truyền tai nhau loại bỏ những thực phẩm như giá đỗ, trứng, trứng vịt lộn, thậm chí rau muống, rau mầm... ra khỏi thực đơn hằng ngày vì cho rằng là những thực phẩm đặc biệt tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh. Không chỉ có thế, nhiều bệnh nhân còn chọn cho mình phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt hơn như ăn thực dưỡng, ăn chay trường.
Có những người lại rất cầu kỳ trong việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư như đặt mua hoa quả tại vườn, trồng rau sạch quanh nhà hoặc đặt hàng từ cơ sở sản xuất... với mục đích tránh tuyệt đối thực phẩm trôi nổi, nhiều hóa chất, thực phẩm trái mùa không tốt cho người bệnh.
Hiện chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho rằng các loại thực phẩm này thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Do vậy, bệnh nhân ung thư có thể thoải mái ăn uống mà không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm gì trừ những người mang nhiều loại bệnh cùng lúc như vừa bị ung thư vừa bị tăng huyết áp, hay vừa bị ung thư vừa bị đái tháo đường...
Riêng những thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, phủ tạng động vật, đồ nướng... thì tất cả mọi người đều nên hạn chế ăn vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người sử dụng.
Tăng cường dinh dưỡng
`
Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
Để đảm bảo dinh dưỡng người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất. Trong đó lưu ý ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt. một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm” cho khối u.
Tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt... và uống nhiều nước trái cây tươi. Chú ý đến những rau quả có nhiều vitamin A vì vitamin này rất cần thiết cho cơ thể. Các loại rau tươi như bắp cải, su hào, cà rốt...đều là những thức ăn tốt có nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho sức khoẻ, đồng thời chống được nhiều loại ung thư.
Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Giảm thiểu những tác dụng phụ
Trong quá trình điều trị, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh khác nhau, hơn nữa khẩu vị của từng người cũng khác nhau nên chế độ ăn không thể giống nhau.
Người biếng ăn: Cần chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, luôn có sẵn những thức ăn, thực phẩm hợp khẩu vị người bệnh có thể ăn ngay khi cảm thấy muốn ăn. Đảm bảo đầy đủ nước uống như canh, sữa, nước ép trái cây, thức xay nhuyễn... Tạo hương vị thơm ngon hấp dẫn trong thực phẩm để kích thích sự thèm ăn.
Với chứng đắng miệng: Người bệnh có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh, nhất là với các loại thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng đạm cao. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần súc miệng với nước sạch trước khi ăn, có thể ăn những loại trái cây vị chua như: cam, quít, bưởi... để kích thích vị giác, loại bỏ vị đắng của miệng..

Với chứng khô miệng: Người bệnh rất khó nhai và khó nuốt thức ăn… Vì thế, cần xay nhuyễn hoặc chế biến thành thức ăn dạng lỏng như nước súp, nước thịt... uống nhiều nước theo từng ngụm để giúp nuốt dễ dàng hơn. Tránh các thức ăn đồ uống có chứa nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.
Với chứng buồn nôn và nôn: Tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi, tránh ăn uống những thức ăn nặng mùi trong phòng kín. Tránh uống nước trong khi ăn, chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn mạnh hơn. Nên ngồi hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Với chứng táo bón: Táo bón ở người bệnh ung thư có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Để giúp người bệnh có thể giúp ngăn ngừa táo bón, cần ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 1 - 2 lít nước, ngoài ra cần uống thêm nước ép các loại rau, củ, quả, nước chanh, trà… và nên vận động thường xuyên.
 

Tác giả: quyen quang

Nguồn tin: Khoa Hồi sức tích cực và Chăm sóc giảm nhẹ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay10,263
  • Tháng hiện tại306,027
  • Tổng lượt truy cập13,704,243
Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang
Phap Diem
dmdc
giam dinh
tracuu
Cục quản lý khám chữa bệnh
chat luong
Cục quản lý Dược
dau thau
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi